Mỹ tiếp tục “chiến lược quân sự” lỗi thời chống Nga

Chuyên gia hãng tin RT cho rằng, việc Mỹ và NATO tăng cường hiện diện ở châu Âu và Biển Đen hoàn toàn vô hại đối với Nga tại thời điểm này.

Lầu Năm Góc dự định triển khai khoảng 400 hệ thống phòng thủ dọc theo biên giới Nga, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Ngoài ra, NATO lên kế hoạch triển khai 300 ngàn binh sĩ đến từ Mỹ ở châu Âu. Tất cả những kế hoạch này nhằm chống lại Nga.

my tiep tuc chien luoc quan su loi thoi chong nga

Hệ thống radar mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Đến thời điểm này, Mỹ đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska, Romania và các nước Baltic. Các hệ thống đánh chặn cũng đã được triển khai ở Ba Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexander Fomin, Hoa Kỳ dự kiến sẽ triển khai khoảng 400 hệ thống phòng thủ và hệ thống đánh chặn tên lửa. Tất cả những điều này nhằm kìm hãm và ngăn chặn tiềm năng hạt nhân của Nga, ông Fomin tuyên bố trên truyền hình trực tiếp “Russia 24”.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho biết rằng, Hoa Kỳ đã bỏ qua tất cả các “sáng kiến” của Moscow nhằm tổ chức một cuộc đối thoại chính trị giữa hai bên.

Ông Fomin cũng cho biết thêm, ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa, Hoa Kỳ đã xây dựng các kho đạn dược, trung tâm công nghệ và thực phẩm đủ để triển khai lực lượng trên lục địa với quân số lên tới 300.000 người trên lãnh thổ châu Âu.

“Hoa Kỳ đang thực hiện việc cuộc điều động xuyên Đại Tây Dương như là bước chuẩn bị để thành lập lữ đoàn chiến đấu trên lãnh thổ châu Âu”, ông Fomin nhấn mạnh.

Trước đó vào tháng 10/2017, liên minh Bắc Đại Tây Dương đang chuẩn bị thành lập hai đơn vị bổ sung, chịu trách nhiệm về hiện đại hóa hậu cần khu vực châu Âu trong trường hợp chiến tranh với Nga.

Và bây giờ nhiệm vụ chiến lược của NATO là nhanh chóng chuyển giao lực lượng từ Mỹ đảm bảo an toàn cũng như bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lực lượng này. Trong khi đó, các lực lượng của NATO tiếp tục di chuyển về khu vực vùng Baltic và tiến hành các cuộc tập trận.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, từ mùa thu năm 2017 một đơn vị bộ binh cơ giới đã được triển khai ở Ba Lan trong khi đó thông báo chính thức chỉ là một tiểu đoàn.

Ngoài ra trước đó NATO tuyên bố thành lập 4 tiểu đoàn ở các nước vùng Baltic và Ba Lan nhưng trên thực tế họ đã lén lút thành lập các căn cứ với lực lượng rất mạnh dọc theo biên giới Nga. Đồng thời các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu cũng luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và tấn công vào các mục tiêu của Nga.

Ngabắt đầu đáptrả?

Trong bài đọc thông điệp liên bang ngày 1/3 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định những thành quả mà Nga đạt được trong việc duy trì sự ổn định và đoàn kết, vượt qua những thách thức mà Moscow phải đối mặt gần đây, đặc biệt là lĩnh vực quân sự.

Tổng thống Putin tự hào thông báo nước Nga đã và đang tăng cường tiềm lực quân sự và phát triển nhiều loại vũ khí mới. Một số loại vũ khí mới được ông nhắc tới có các tính năng kỹ thuật cho phép chúng có thể xuyên thủng hoặc vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân có lẽ là loại vũ khí thu hút sự chú ý nhất. Tổng thống Putin miêu tả đây là loại “tên lửa hành trình khó theo dõi bay ở tầm thấp, được trang bị đầu đạn hạt nhân, có khả năng bay không giới hạn và theo các lộ trình khó xác định… là mục tiêu mà các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không khó bắn hạ."

Một loại vũ khí siêu vượt âm (HGV) mới có tên Avangard với phần đầu là tên lửa đạn đạo cũng gây chú ý không kém. Sau khi bay vào không gian, đầu đạn siêu vượt âm tách ra và quay trở lại quỹ đạo, sau đó lướt tới mục tiêu và có thể thay đổi hướng bay. Điều này cho phép đầu đạn tránh bị rađa phát hiện và các hệ thống đánh chặn ngăn cản.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 “Sarmat” không phải là loại vũ khí mới, song cũng được Tổng thống Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu với khả năng xuyên thủng “hàng phòng vệ” của Mỹ. Ông nhấn mạnh loại tên lửa này không bị giới hạn bởi tầm bắn và thậm chí còn có thể mang theo nhiều đầu đạn.

Rõ ràng thông điệp này của Putin nhằm hướng vào Mỹ và NATO, các nước đang tiến hành các hoạt động liên tục dọc biên giới Nga và tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Nga.

"Cùng với những gì Nga đã thể hiện ở Syria và những loại vũ khí thế hệ mới mà Tổng thống Nga đề cập rõ ràng những hành động của Mỹ và NATO sẽ dễ dàng bị Nga hóa giải.

Hay nói cách khác tới thời điểm này chiến lược quân sự này của Mỹ dường như đã lỗi thời và không phát huy hiệu quả đối với Nga, thậm chí không nói quá khi họ phải nhận thất bại đau đớn nếu xảy ra xung đột vũ trang", các chuyên gia của RT kết luận.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.