Mỹ triển khai máy bay chiến đấu tới Trung Đông

Các máy bay F/A-18 và một máy bay do thám E-2D Hawkeye đã cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang ở Vịnh Oman và đến một căn cứ không được tiết lộ.

Tiêm kích F/A-18 Super Hornet của quân đội Mỹ trên tàu sân bay ở Biển Đỏ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet của quân đội Mỹ trên tàu sân bay ở Biển Đỏ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Một quan chức Mỹ ngày 6/8 cho biết, khoảng một chục máy bay chiến đấu F/A-18 từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã bay đến một căn cứ quân sự ở Trung Đông trước đó một ngày.

Động thái này là một phần trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm giúp bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra của Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này cũng như bảo vệ quân đội Mỹ.

Vị quan chức trên cho biết, các máy bay F/A-18 và một máy bay do thám E-2D Hawkeye đã cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang ở Vịnh Oman và đến một căn cứ không được tiết lộ.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trong khu vực do lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở Trung Đông sau các vụ giết hại chỉ huy cấp cao của Hezbollah ở Liban và nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Hamas ở Iran vào tuần trước.

Cũng theo viên chức trên, việc triển khai máy bay phản lực của Hải quân Mỹ trên đất liền dự kiến chỉ là tạm thời vì một phi đội gồm khoảng 10 máy bay chiến đấu F-22 của Không quân nước này đang trên đường từ căn cứ quân sự Alaska đến trong vài ngày tới.

Thời gian đồn trú của những chiếc máy bay này sẽ phụ thuộc tình hình trong những ngày tới./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.