Mỹ tuyên bố đột kích, tiêu diệt 4 chỉ huy IS tại Iraq

Quân đội Mỹ tuyên bố tiêu diệt 4 thủ lĩnh IS trong cuộc đột kích hiệp đồng với an ninh Iraq ở miền tây nước này.

"Lực lượng Mỹ và an ninh Iraq hôm 29/8 tiến hành cuộc đột kích hiệp đồng ở miền tây Iraq, tiêu diệt 14 thành viên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng", Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), đơn vị đặc trách hoạt động của quân đội Mỹ ở Trung Đông, cho hay hôm 13/9.

Trong số những thành viên IS bị tiêu diệt, có 4 thủ lĩnh cấp cao của tổ chức này gồm Ahmad al-Ithawi, điều hành mọi hoạt động của IS ở Iraq; Abu Hammam, giám sát hoạt động ở miền tây Iraq; Abu Ali al-Tunisi, phụ trách vấn đề phát triển kỹ thuật; và Shakir al-Issawi, chỉ huy tác chiến của IS ở miền tây Iraq.

"Chiến dịch nhằm phá vỡ và làm suy yếu khả năng lên kế hoạch, tổ chức và tiến hành các cuộc tấn công của nhóm này nhằm vào dân thường Iraq, cũng như công dân Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực", CENTCOM cho hay.

Lính Mỹ ở Iraq năm 2016. Ảnh: CENTCOM
Lính Mỹ ở Iraq năm 2016. Ảnh: CENTCOM

Cuộc đột kích được tiến hành trong lúc Baghdad và Washington đàm phán về sự hiện diện của liên quân chống IS tại Iraq. Quan chức Iraq hồi đầu tuần thông báo đã nhất trí với Mỹ rằng liên quân sẽ rời nước này trong giai đoạn 2025-2026, nhưng hai bên chưa ký thỏa thuận.

Các quốc gia phương Tây tháng 9/2014 lập liên quân do Mỹ dẫn đầu, nhằm hỗ trợ đối tác ở Iraq và Syria tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS từng kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở hai nước này và tuyên bố thành lập quốc gia Hồi giáo riêng. Nhóm cực đoan đã chịu nhiều thất bại trước các chiến dịch riêng rẽ của liên quân Mỹ, cũng như quân đội Syria được Nga hậu thuẫn.

Mỹ đang triển khai khoảng 2.500 binh sĩ tại Iraq và 900 lính ở Syria, nằm trong liên quân quốc tế. IS bị tiêu diệt ở Iraq năm 2017 và mất thành trì cuối cùng tại Syria vào tháng 3/2019. Tàn quân IS rút vào ẩn náu trong sa mạc, thỉnh thoảng tổ chức các vụ tập kích nhỏ lẻ.

Sau khi IS bị tiêu diệt, liên quân cho biết vai trò của họ tại Iraq là cố vấn và hỗ trợ các đối tác địa phương ngăn chặn IS trỗi dậy. Lực lượng an ninh Iraq nói họ có thể đối phó tàn quân IS mà không cần hỗ trợ, bởi nhóm này không tạo ra mối đe dọa nào đáng kể.

vnexpress.net

Đọc thêm

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Không có 'tuần trăng mật'

Không có 'tuần trăng mật'

Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.