Mỹ tuyên bố muốn tiếp tục việc thanh sát hạt nhân đối với Iran

Theo AFP, các quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng muốn tiếp tục các cuộc thanh sát ngẫu nhiên tại những khu vực hạt nhân của Iran, bất chấp việc Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà sáu cường quốc ký với Tehran hồi năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

my tuyen bo muon tiep tuc viec thanh sat hat nhan doi voi iran

Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak, miền Trung Iran. (Nguồn: AP/TTXVN)

Một quan chức cấp cao thuộc chính quy ền Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng Iran sẽ tiếp tục thực hiện Nghị thức Bổ sung (AP) và tiếp tục hợp tác với IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) dù JCPOA còn tồn tại hay không."

Một quan chức thứ 2 cũng xác nhận rằng Washington vẫn muốn duy trì các cuộc thanh sát này.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ đang hoài nghi một cách kín đáo về việc JCPOA có thể tồn tại bao lâu, đặc biệt là sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào những công ty châu Âu làm ăn tại Iran.

Các chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân đã cảnh báo rằng một cánh cửa giúp quan sát các hoạt động hạt nhân của Iran có thể bị xóa bỏ./.

Theo vietnamplus.vn

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.