Myanmar cần 8 triệu USD viện trợ khẩn, nguy cơ bùng phát bệnh dịch

Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."

dong-dat-myanmar-3858.jpg
Công tác cứu hộ được tiến hành tại hiện trường động đất ở Mandalay (Myanmar) ngày 30/3/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo hãng tin AFP, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/3 đánh giá trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp ở cấp độ cao nhất, đồng thời kêu gọi tài trợ khẩn cấp 8 triệu USD để cứu người và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại Myanmar trong 30 ngày tới.

WHO cho biết số lượng lớn nạn nhân và thương tích do chấn thương có nguy cơ nhiễm trùng cao do năng lực phẫu thuật hạn chế tại quốc gia này, trong khi điều kiện cơ bản ở Myanmar có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như bệnh tả và sốt xuất huyết.

Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."

Đến nay, trận động đất đã khiến hơn 1.700 người thiệt mạng ở Myanmar và ít nhất 18 người thiệt mạng ở nước láng giềng Thái Lan.

Theo mô hình dự báo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), số người thiệt mạng ở Myanmar thậm chí có thể vượt quá 10.000 người và thiệt hại về tài sản có thể vượt tổng sản phẩm kinh tế hàng năm của nước này./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.