Myanmar: Thống tướng Aung Hlaing cam kết trao trả quyền lực sau bầu cử

Trong bài đầu tiên phát biểu trước người dân Myanmar sau cuộc đảo chính, Thống tướng Aung Hlaing cho biết chính quyền quân sự sẽ xây dựng "một nền dân chủ thực sự và có kỷ cương", khác với các chính quyền quân sự trước đây.

“Các bộ trưởng phù hợp đã được lựa chọn, chính sách đối ngoại sẽ không thay đổi và các quốc gia sẽ được khuyến khích đầu tư vào Myanmar”, ông cho hay.

Myanmar: Thống tướng Aung Hlaing cam kết trao trả quyền lực sau bầu cử

Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing. (Ảnh: Asia Times)

Nhấn mạnh những bất thường trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 bị bỏ qua, vị Thống tướng lưu ý một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức và quyền lực được trao cho bên chiến thắng.

Cũng theo vị Tổng Tư lệnh Myanmar, quân đội luôn tôn trọng và tuân thủ hiến pháp năm 2008.

Trong bài phát biểu của mình, ông Hlaing không đề cập tới Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi.

Bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một loạt nhân vật cấp cao khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền bị bắt giữ trong cuộc đảo chính hôm 1/2.

Sáng cùng ngày, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp và tuyên bố quyền lực được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Hôm 8/2, giới chức Myanmar ban bố thiết quân luật tại thành phố lớn thứ hai Myanmar là Mandalay.

Người dân bị cấm biểu tình hoặc tụ tập thành các nhóm trên năm người. Lệnh giới nghiêm kéo dài từ 20h đến 4h.

Thông báo được đưa ra sau khi hàng chục nghìn người trên khắp Myanmar đổ xuống đường phản đối cuộc đảo chính của lực lượng quân đội và việc bắt giữ bà Suu Kyi.

Đài truyền hình nhà nước Myanmar do quân đội quản lý mới đây cảnh báo những người vi phạm cần bị “ngăn chặn hoặc loại bỏ” và những hành động sai trái sẽ không được chấp nhận.

Theo VTC

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.