Chính biến ở Myanmar xảy ra sau khi quân đội cáo buộc gian lận bầu cử

Quân đội Myanmar cáo buộc gian lận khi tên của nhiều người bị lặp lại trong danh sách bầu cử ở một số quận, đồng thời tỏ ra không hài lòng với phản ứng của ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại gian lận.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác đã bị quân đội bắt giữ sáng sớm ngày 1/2, theo người phát ngôn đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Động thái diễn ra sau khi quân đội Myanmar tuần trước dọa “sẽ có hành động” về những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo.

Đảng NLD do bà Suu Kyi dẫn đầu, giành được 83% số ghế trong cuộc bầu cử ngày 8/11, cuộc bầu cử được xem như trưng cầu ý dân đối với chính phủ dân chủ của Myanmar.

Chính biến ở Myanmar xảy ra sau khi quân đội cáo buộc gian lận bầu cử

Bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: Economic Times

Ai nắm quyền ở Myanmar?

Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chuến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử năm 2015. Tuy nhiên do kết hôn với người nước ngoài, bà Aung San Suu Kyi không được làm Tổng thống, nhưng bà giữ vai trò Cố vấn Nhà nước.

Vị thế quốc tế của bà Suu Kyi bị ảnh hưởng liên quan đến vấn đề người Rohingya. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ bà tại Myanmar vẫn khá cao.

Theo hiến pháp và nền dân chủ non trẻ của Myanmar năm 2008, quân đội tự coi mình là “người bảo vệ” của hiến pháp và đoàn kết dân tộc, và nắm giữ vai trò đáng kể trong hệ thống chính trị.

Quân đội Myanmar có 25% số ghế không qua bầu cử tại quốc hội, đồng thời kiểm soát bộ quốc phòng, bộ nội vụ và bộ các vấn đề biên giới, đảm bảo vai trò quan trọng trong chính trị.

Vì sao quân đội cáo buộc gian lận bầu cử?

Quân đội Myanmar cáo buộc một số vấn đề bất thường khi tên của nhiều người bị lặp lại trong danh sách bầu cử ở một số quận, đồng thời tỏ ra không hài lòng với phản ứng của ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại gian lận.

Tuy nhiên quân đội không nói rằng liệu những bất thường này có đủ lớn để thay đổi kết quả bầu cử hay không.

Những khiếu nại này cũng tương tự như những gì đã xảy ra đối với đảng USDP, đảng cầm quyền tiền nhiệm do quân đội thành lập trước khi chính thức chuyển giao quyền lực năm 2011.

Những cáo buộc của Quân đội cũng tương tự như của đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) - đảng cầm quyền trước đây do quân đội thành lập trước khi chính thức chuyển giao lại quyền lực vào năm 2011.

USDP, được coi như đảng ủy nhiệm của quân đội, thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử năm 2020, khi chỉ giành được 33 trong số 476 ghế.

Các bên phản ứng ra sao về cuộc bầu cử?

Bà Suu Kyi không bình luận về chiến thắng của đảng NLD cũng như các khiếu nại của quân đội. Tuy nhiên, đảng NLD cho rằng, các cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và các sai sót trong cuộc bầu cử vừa qua không đủ làm thay đổi kết quả cuối cùng.

Trong số hơn 90 đảng tham gia cuộc bầu cử, ít nhất 17 đảng đã phàn nàn về cuộc bầu cử, nhưng chủ yếu là những sai sót nhỏ. Tất cả các đảng này, ngoại trừ USDP, đều là các đảng nhỏ.

Ủy ban bầu cử hôm 28/1 nói rằng, không có sai sót trên quy mô đủ lớn để trở thành gian lận bầu cử diện rộng hoặc khiến cuộc bầu cử bị bất tín nhiệm.

Quân đội Myanmar nói gì?

Trong cuộc họp báo tuần trước về các cáo buộc gian lận bầu cử, Người phát ngôn các lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Zaw Min Tun, đã đưa ra câu trả lời không rõ ràng khi được hỏi về ý định của quân đội.

Ông nói rằng, quân đội sẽ hành động và sử dụng tất cả mọi lựa chọn có sẵn, trong đó có cả Tòa án Tối cao. Khi được hỏi quân đội có hợp tác với chính phủ mới hay không, ông nói rằng hãy “chờ và xem”.

Về câu hỏi có loại trừ khả năng đảo chính hay không, ông Zaw Min Tim đáp lại “không thể nói như vậy”.

Hôm 30/1, quân đội Myanmar tuyên bố sẽ bảo vệ và tuân thủ hiến pháp và hành động theo pháp luật.

Hiến pháp Myanmar

Theo Hiến pháp Myanmar, Tổng tư lệnh quân đội có thể nắm giữ quyền lực, nhưng chỉ trong các điều kiện cực kỳ đặc biệt có thể “hủy hoại sự đoàn kết, hủy hoại sự vững mạnh của đất nước và mất quyền tự chủ” và cũng chỉ trong giai đoạn tình trạng khẩn cấp do tổng thống dân sự ban bố.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing tuần trước đã nói với các thành viên quân đội rằng hiến pháp là “luật mẹ của mọi bộ luật” và nếu không được tuân thủ thì nên bị hủy bỏ. Ông cũng viện dẫn điều đó đã từng xảy ra ở Myanmar.

Theo VOV

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.