Nâng cao kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

(Baohatinh.vn) - Trong 2 ngày (từ ngày 31/10-1/11), cán bộ hội LHPN các phường, xã và chi hội phụ nữ tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh được truyền đạt 6 nội dung về kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Sáng 31/10, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Nâng cao kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Đại biểu dự lớp tập huấn.

Nâng cao kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu khai mạc lớp tập huấn.

Tham gia lớp tập huấn có gần 70 học viên là lãnh đạo Hội LHPN TP Hà Tĩnh, chủ tịch hội LHPN các phường, xã và chi hội trưởng phụ nữ tổ dân phố, thôn xóm trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Trong thời gian 2 ngày, các cán bộ hội được lãnh đạo Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH), giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới như: phân biệt giới và giới tính; tìm hiểu về các hình thức bạo lực; nguyên tắc hỗ trợ người bị bạo lực và các dịch vụ hỗ trợ; kỹ năng hỗ trợ người bị bạo lực; phân tích vụ việc và đưa phương án hỗ trợ; thực hành các tình huống hỗ trợ người bị bạo lực.

Nâng cao kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng: "Đề nghị ban quản lý lớp, các học viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và nội dung lớp tập huấn".

Thông qua lớp tập huấn, cán bộ, hội viên phụ nữ có thêm kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới; bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Từ đó, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ trở thành tuyên truyền viên tích cực giúp đỡ người thân, hội viên phụ nữ nâng cao nhận thực về bình đẳng giới; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

Nâng cao kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tiến sỹ Phan Thị Lan Hương - giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội truyền đạt nội dung tập huấn.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.