Nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề xuất sớm triển khai dự án xây dựng các hồ chứa nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

IMG_3013.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong năm 2023, cả nước xảy ra trên 5.300 sự cố, thiên tai làm 1.129 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính trên 9.300 tỷ đồng. Trong đó, thiên tai xảy ra gần 2.000 trận với 21/22 loại hình, đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt trên diện rộng. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân.

Sự cố tai nạn trên biển, sập đổ công trình, sự cố hóa chất, độc, tràn dầu, hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm trọng hơn so với trước.

Những tháng đầu năm 2024, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỷ đồng.

IMG_3000.jpg
Các đại biểu tham dự ở điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, bài học kinh nghiệm từ thực tế trong công tác phòng chống thiên tai, đồng thời đưa ra các nhận định về tình hình thiên tai năm 2024 để đề ra các giải pháp.

Theo đó, để phòng, chống, ứng phó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sự cố, thời gian tới, cần tiếp tục triển khai tốt các văn bản pháp luật và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phòng, chống thiên tai; làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai; tổ chức chỉ đạo, chỉ huy điều hành và triển khai hiệu quả công tác ứng phó với thiên tai, sự cố lớn; công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

IMG_3034.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, những năm gần đây, mưa lũ diễn ra với cường suất ngày càng lớn hơn và mực nước lũ ngày càng tăng nhanh hơn nên cần nghiên cứu các giải pháp tổng thể nhằm tăng cường khả năng thoát lũ, giảm thiểu ngập lụt; sớm triển khai dự án xây dựng hồ chứa nước Trại Dơi đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch; quan tâm bố trí các nguồn lực để tiếp tục nâng cấp các hồ đập, vị trí đê điều xung yếu...

Tại Hà Tĩnh, năm 2023 xảy ra 8 đợt mưa lớn, trong đó có 2 đợt mưa gây ngập lụt diện rộng; chịu ảnh hưởng của 26 đợt không khí lạnh và 14 đợt nắng nóng.

Trong năm, trên địa bàn xảy ra 7 vụ tai nạn tàu thuyền trên biển. Thiên tai đã làm 3 người chết, 3.936 nhà ở bị ngập, hơn 700 ha cây trồng bị hư hỏng, hơn 3.600 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi... Thiệt hại ước tính hơn 288 tỷ đồng.

Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư để thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; đánh giá thực trạng các cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai; đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống thiên tai...

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận, đánh giá cao công tác PCTT - TKCN trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cần kiện toàn bộ máy theo Luật Phòng thủ dân sự; hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác PCTT - TKCN; tăng cường công tác thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát, nhất là trước mùa mưa lũ.

Các địa phương cần tăng cường rà soát, đưa ra kịch bản hợp lý trong PCTT - TKCN; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai, đảm bảo tính kịp thời, chuẩn xác; nâng cao năng lực điều hành của từng địa phương; huy động nguồn lực đầu tư và các nguồn lực khác cho công tác PCTT - TKCN.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.