Nông nghiệp

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc
Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

3 năm lại đây, huyện Hương Sơn phối hợp với Công ty cổ phần Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO xây dựng 4 HTX sản xuất cam bù đạt tiêu chuẩn VietGAP với 150 hộ dân tham gia tại các xã Sơn Trường, Kim Hoa... Trong đó, HTX Cam bù Trường Mai ở thôn 5, xã Sơn Trường có sản phẩm cam bù đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao trong năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Hạnh - Giám đốc HTX Cam bù Trường Mai cho biết: HTX có 34 thành viên tham gia trồng cam theo hướng VietGAP tại xã Sơn Trường và Kim Hoa với diện tích 30 ha. Sau khi xây dựng cam bù thành sản phẩm OCOP, HTX thành lập tổ thu mua bình quân mỗi năm khoảng 20 tấn cam bù đạt chất lượng theo quy chuẩn để mang ra thị trường. Ngoài cam bù, thời gian tới, HTX dự định sẽ mở rộng thị trường để bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Ngoài ra, Hương Sơn đã thành lập được 58 tổ hợp tác và 4 trang trại sản xuất cam bù có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và các mô hình được công nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Cùng đó là xây dựng được 4 cơ sở OCOP chế biến các sản phẩm nhung hươu. Đây là những động thái tích cực của huyện để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm cam bù, nhung hươu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Video: Về miền núi thơm, thưởng thức đặc sản cam bù Hà Tĩnh. Thực hiện: Anh Tấn - Ngân Giang

Bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết, sản phẩm cam bù chỉ tiêu thụ trong phạm vi nội tỉnh và xa hơn tý là Nghệ An. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế này là do chất lượng, sản lượng các sản phẩm này chưa thật ổn định. Đây chính là một bài toán khó giải quyết trong ngày một ngày hai. Trước mắt, huyện đang xúc tiến đầu tư 2 mô hình ở thị trấn Phố Châu và xã Kim Hoa chế biến sâu thành các sản phẩm OCOP như: cam bù sấy dẻo, nước cam đóng chai và khuyến khích xây dựng mô hình bảo quản cam bù để sản phẩm luôn có mặt thường xuyên trên thị trường. Đồng thời với đó là tuyên truyền, hỗ trợ người dân từng bước sản xuất cam bù đạt tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

HTX Cam bù Trường Mai được chứng nhận mô hình sản xuất cam bù đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2019. Ảnh tư liệu

Trăn trở đưa đặc sản cam bù, nhung hươu tiếp tục vươn xa, ngày 17/12/2020, HĐND huyện Hương Sơn ban hành Nghị quyết số 170/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2021. Trong đó, các hộ trồng mới cam bù quy mô tối thiểu 0,5 ha liền vùng, liền thửa (mật độ 400 - 500 gốc/ha) được hỗ trợ giống, vật tư, làm đất... định mức 20 triệu đồng/ha, tối đa không quá 40 triệu đồng/hộ. Cây giống phải được mua từ các vườn ươm đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Đặc biệt, huyện hỗ trợ về xây dựng mô hình thí điểm thâm canh để tăng độ ngọt cam bù với mức hỗ trợ 50% kinh phí mua vật tư; hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chế biến sản phẩm nhung hươu, cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị giá tăng các sản phẩm OCOP, tối đa 150 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: Chính sách hỗ trợ trên là “bước đệm” để huyện tích cực kêu gọi thu hút các doanh nghiệp (DN) lớn đầu tư chế biến sâu nhung hươu thành các sản phẩm chất lượng; liên kết theo chuỗi với người trồng cam bù để khắc phục hạn chế của lối sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; thuận lợi trong áp dụng tiến bộ KHKT, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Đặc sản cam bù, nhung hươu Hương Sơn thực sự đang cần thị trường tiêu thụ bền vững để người nông dân yên tâm phát triển, mở rộng diện tích, tăng mạnh đàn hươu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đây cũng là chiến lược lâu dài để không còn xẩy ra tình trạng “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa” và chịu ảnh hưởng bởi nhiều rủi ro khác.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Câu chuyện DN bắt tay bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở Hương Khê là một ví dụ. Cũng với những điều kiện phát triển tương tự, xứ bưởi Hương Khê đã có được tín hiệu vui từ việc liên kết chuỗi. Hiện nay, Công ty TNHH Tân Thanh Phong liên kết theo chuỗi với các hộ trồng cam Khe Mây, bưởi Phúc Trạch để bao tiêu, quảng bá và nâng tầm sản phẩm.

Ông Hà Tiến Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Tân Thanh Phong cho biết: Từ 2017 đến nay, bình quân mỗi năm, công ty thu mua từ 500 - 600 tấn cam, bưởi cho người dân, giá cả luôn ổn định. DN còn đưa sản phẩm đặc sản vào hệ thống chuỗi siêu thị Vinmart trên toàn quốc, do đó, thị trường tiêu thụ được mở rộng, thương hiệu bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây từng bước được nâng tầm, mang lại giá trị kinh tế ngày càng cao cho người dân địa phương. Từ hiệu quả liên kết theo chuỗi, giá trị sản xuất của nông dân Hương Khê sau khi có liên kết cũng tăng lên hơn 20% so với trước.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Theo ông Dũng, năm 2021, DN cũng “thử sức” thu mua hơn 50 tấn cam bù cho bà con Hương Sơn. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển, chi phí bảo quản của cam bù tốn kém hơn cam chanh và bưởi. Mặt khác, chất lượng, sản lượng cam bù không ổn định nên chưa thể đứng vững cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là ở phía Bắc. Vì thế, dù rất muốn liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nhưng DN cũng phải cân nhắc.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có một số mô hình liên kết theo chuỗi như: lợn, chè và mật ong. Từ liên kết, thị trường tiêu thụ các sản phẩm này luôn ổn định, phát triển hiệu quả và bền vững. Bởi vậy, việc tìm DN, liên kết theo chuỗi là hướng đi cần thiết cho các sản phẩm nông nghiệp của Hương Sơn nói chung và cam bù nói riêng.

Hương Sơn đặt mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 đưa tổng đàn hươu đạt 65.000 con, song đến nay mới chỉ đạt hơn 36.600 con. Con số này cho thấy, đàn hươu tăng chậm so với tiềm năng, lợi thế. Một phần nguyên nhân do thị trường tiêu thụ sản phẩm nhung hươu chưa thật sự ổn định, người chăn nuôi lo ngại, không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

“Để đảm bảo thị trường đầu ra cho đặc sản nhung hươu, thời gian tới, huyện sẽ khâu nối với các cơ sở chế biến trên địa bàn liên kết chặt chẽ, bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi. Khi yên tâm về đầu ra, người dân mới mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, tăng đàn, đồng thời chăm sóc hươu đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm”, bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho hay.

Từ thực tế trên cho thấy, để đặc sản cam bù, nhung hươu vươn xa thì cần phải có DN lớn cùng “bắt tay” liên kết thu mua với các hộ dân. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ người dân sản xuất, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ chế biến sâu các sản phẩm sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp và bà con yên tâm phát triển sản xuất.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Theo ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, huyện ưu tiên liên kết với DN chiết xuất nhung hươu thành sản phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe. Khi đó, DN sẽ xây dựng hệ thống phân phối, thị trường sẽ được mở rộng, người chăn nuôi hươu không còn phụ thuộc vào thương lái như hiện nay. Đối với sản phẩm cam bù, khi liên kết theo chuỗi, DN sẽ cung ứng cho người dân giống cây chất lượng, chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và quy trình bảo quản đảm bảo. Điều quan trọng nữa là không lo đầu ra... Khi đó, sản phẩm cam bù sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và có mặt trên các hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, giá trị sản xuất chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay.

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Nhung hươu tươi được chế biến thành các sản phẩm nhung khô xay bột , nhung tươi thái lát, có bao bì, nhãn mác, nâng tầm giá trị. Ảnh tư liệu

“Huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi DN tham gia đầu tư liên kết sản xuất quy mô lớn; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Hương Sơn mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh bằng những giải pháp chiến lược cụ thể để đặc sản cam bù, nhung hươu Hương Sơn nâng tầm thương hiệu, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên ban tặng” - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn nhấn mạnh.

Ảnh: PV - CTV

thiết kế: huy tùng

Nâng tầm cam bù, nhung hươu Hà Tĩnh - cần “4 nhà” vào cuộc

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.