Nàng thơ và những lá thư tình của nhà điêu khắc vĩ đại Rodin

Dù chênh lệnh đến 45 tuổi, Rodin và nàng thơ người Anh của ông vẫn là những tâm hồn đồng điệu. Họ đã say đắm nhau trong những năm tháng cuối cùng của nhà điêu khắc vĩ đại.

Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất trong thời đại của mình. Nàng là một diễn viên người Anh trẻ tuổi, được ngưỡng mộ bởi “giọng nói đáng yêu, vẻ ngoài nổi bật và sự dí dỏm đầy quyến rũ”.

Câu chuyện tình giữa Auguste Rodin và Sybil Mignon Cooke, kém nhà điêu khắc 45 tuổi, nay mới được kể, sau khi phát hiện hàng loạt thư tình giữa hai người.

Mối quan hệ của họ luôn được giấu kín, chỉ vài người thân thuộc nhất biết, cho tới khi những bức thư tình được Bảo tàng Rodin ở Paris mua lại sau cái chết của con trai Cooke năm 2010.

nang tho va nhung la thu tinh cua nha dieu khac vi dai rodin

Rodin và nàng thơ của ông, Sybil Cooke

Những bức ảnh, hiện lưu trữ tại bảo tàng Rodin, được nhà điêu khắc giữ lại khi Cooke trở lại Berlin vào cuối năm 1907.

Trong một bức thư được thừa kế lại cho con trai Cooke sau cái chết của nàng năm 1973, Rodin viết: “Than ôi, những ký ức hoan lạc của ta cũng chẳng thể nào bắt được nàng. Hình hài trẻ trung đáng yêu tuyệt vời của nàng khiến ta tôn thờ, như một nghệ sĩ và một người đàn ông… Ta hôn bàn tay nàng và những bức chân dung bí mật vô cùng đẹp của nàng”.

Rodin cũng tặng nàng thơ người Anh của mình hai tác phẩm - một vẽ một phụ nữ trẻ đang cởi đồ, có lẽ chính là Cooke và một tượng phụ nữ bán thân - cùng một bức ảnh chụp ông.

Một trong những bức thư - hãng Điêu khắc Bowman bán lại cho bảo tàng - Cooke gửi lời cảm ơn người nghệ sĩ vì món quà của ông.

“Chúng là những thứ quý giá nhất em có” - nàng viết. Bất cứ khi nào Cooke đi từ Berlin tới nhà cha mẹ ở London, nàng đều dừng lại ở Paris để làm mẫu cho Rodin. Một ngày nọ, vào năm 1909, họ cùng nhau ăn trưa. Cooke miêu tả trong nhật ký của mình rằng dùng bữa ở Duval “như những sinh viên”.

Một ngày khác, họ cùng nhau đi mua sắm và Rodin, khi đó đã 68 tuổi, đã mua cho nàng thơ 23 tuổi đôi tất lụa, hai chiếc áo cánh, găng tay và một chiếc mũ. “Thật vui khi chọn những thứ đồ nhỏ bé này” - Cooke ghi lại.

Họ cũng gặp nhau ở London, khi Rodin tới đây để đặt nhóm tượng đồng The Burghers of Calais.

Những bức ảnh chụp nhà điêu khắc trong vườn nhà cha mẹ Cooke và trong bức thư cuối cùng nàng gửi ông, năm 1917, Cooke miêu tả chuyến thăm là “những giờ phút hạnh phúc nhất đời”. Vào 2/10/1917, Cooke kết hôn với Robert Hood. Rodin qua đời sáu tuần sau đó.

Theo Thư Vĩ/Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…