NASA tiếp cận thành công “kẻ thù số 1” của Trái đất

Ngày 21/10, sau gần 2 năm quay quanh tiểu hành tinh Bennu có khả năng gây họa cho Trái đất, tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA đã “hạ cánh” thành công xuống bề mặt hành tinh và tiến hành thu thập mẫu vật.

NASA tiếp cận thành công “kẻ thù số 1” của Trái đất

Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA sẵn sàng chạm vào bề mặt tiểu hành tinh Bennu - Ảnh: NASA

Theo Đài CNN, sứ mệnh lịch sử này của NASA gọi là sự kiện thu thập “chạm-và-đi” (Touch-and-Go). Con tàu mang kích thước tương đương một xe tải, tiếp cận một vị trí trên tiểu hành tinh Bennu, còn được gọi là Nightingale (Chim sơn ca).

Sau đó, một cánh tay robot vươn ra và thu thập khoảng 60g đến 2kg mẫu vật trên bề mặt Bennu rồi tiếp tục hành trình về Trái đất. Mẫu vật dự kiến sẽ được gửi về vào năm 2023.

Tiểu hành tinh với tuổi đời xấp xỉ Hệ Mặt trời đã nhiều lần sượt ngang qua Trái đất, được NASA đánh giá là có xác suất va chạm tương đối cao, có thể gây thảm họa cho nhân loại vào thế kỷ 22. Ước tính, sức công phá của tiểu hành tinh vào cỡ hàng chục nghìn quả bom nguyên tử.

Hôm 8-10, nhóm nghiên cứu của NASA đã công bố trên tạp chí Science and Science Advances rằng họ quan sát được vật liệu rất có thể là carbonite, cùng với các hợp chất hữu cơ.

Theo NASA, bằng chứng này củng cố cho giả thuyết sự sống trên Trái đất được hình thành từ vật chất của các tiểu hành tinh và sao chổi. Vì lẽ đó, sứ mệnh lần này của NASA không chỉ nhằm nghiên cứu phương án phòng thủ với “kẻ thù số 1” mà còn kỳ vọng mở ra khám phá về nguồn gốc sự sống.

“Đây là một kỳ công khó tin. Một mẩu đá nguyên thủy từng chứng kiến toàn bộ lịch sử của Hệ Mặt trời giờ đây đã sẵn sàng trở về nhà”, ông Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA, nhận định.

Sứ mệnh OSIRIS-REx bắt đầu từ tháng 9-2016. Vào thời điểm tiếp cận, Bennu đang ở cách Trái đất hơn 300 triệu km. Nếu mẫu vật đạt yêu cầu về khối lượng, dự kiến con tàu quay đầu vào tháng 3-2021, ngược lại, họ sẽ thực hiện thu thập một lần nữa vào tháng 1-2021 nếu cần thiết.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.