Nga bán 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho Ấn Độ

(Baohatinh.vn) - Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) đã đồng ý với một thỏa thuận bán 100 triệu liều vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 cho Ấn Độ, Reuters dẫn một nguồn thạo tin ngày 16/9 cho biết.

Nga bán 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho Ấn Độ

Các hộp vaccine Sputnik V ngừa Covid-19 của Nga. (Ảnh: PRESS SERVICE OF THE RUSSIAN HEALTH MINISTRY)

Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chỉ mới hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 mà chưa hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 3 với sự tham gia của hàng nghìn người.

Vaccine Covid-19 của Nga được phát triển bởi Viện Nghiên cứu dịch tễ và vi sinh học Gamaleya trực thuộc Bộ Y tế Nga, được đặt tên là Sputnik V, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.

Theo một nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters, RDIF - đơn vị phụ trách tài chính cho vaccine Sputnik V, đã đồng ý chuyển 100 triệu liều vaccine cho một công ty dược phẩm Ấn Độ,

Theo nguồn tin này, các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine Sputnik V ở Ấn Độ dự kiến sẽ được thực hiện sớm và được tổ chức với sự hợp tác của công ty dược phẩm nói trên. Cả việc thử nghiệm lâm sàng và thỏa thuận cung cấp vaccine đều phụ thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý trong nước.

Bộ Y tế Nga khẳng định vaccine Sputnik V đã trải qua tất cả các cuộc kiểm tra cần thiết và được chứng minh có khả năng xây dựng hệ thống miễn dịch chống nCoV.

Người đứng đầu RDIF cho hay vaccine Sputnik V nhận được sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài và đã nhận được các đơn đăng ký đặt mua hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia.

(Theo Reuters, Sputnik)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.