Nga biến tên lửa thành vũ khí không thể bị đánh chặn

Nga đang biến tên lửa hành trình thành vũ khí cực nguy hiểm khi bắt đầu sản xuất phức hợp tác chiến điện tử (EW) cho tên lửa hành trình.

Thông tin này được Sputnik dẫn tuyên bố của ông Vladimir Mikheev, cố vấn cho Phó tổng Giám đốc thứ nhất của xí nghiệp kiêm nhà phát triển tổ hợp công nghệ điện tử Nga cho biết hôm 9/11, việc sản xuất hàng loạt hệ thống chiến tranh điện tử cho tên lửa hành trình bắt đầu.

"Hiện nay, tên lửa hành trình của chúng tôi có phức hợp phòng thủ trên không, bởi vì các vũ khí chiến lược đó phải được bảo vệ rất tốt. Các hệ thống này đã hoàn tất mọi thử nghiệm và đã được sản xuất hàng loạt", ông nói.

Nga biến tên lửa thành vũ khí không thể bị đánh chặn

Máy bay Tu-160 tấn công mục tiêu bằng tên lửa hành trình tầm xa.

Vị cố vấn này giải thích rằng ngày nay những tên lửa tiên tiến như X-101 và X-102 được trang bị bởi hệ thống tác chiến điện tử như vậy. Các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95 và Tu-160 mang những tên lửa này. Theo các nguồn mở, tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, Kalibr trang bị cho Hải quân Nga được đánh giá là dòng tên lửa hành trình thế hệ mới nguy hiểm hàng đầu thế giới hiện nay.

Nói về dòng tên lửa tầm xa này của Nga, Tư lệnh Hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi kiêm lãnh đạo Lực lượng Đồng minh ở Naples cho biết, đây là tên lửa hành trình được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Trong trường hợp được phóng từ tất cả các biển, bao gồm cả biển Caspian, tên lửa Kalibr có thể bay tới bất kỳ thủ đô châu Âu nào. Hiện nay Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả trên các tàu mặt nước nhỏ giống như việc Nga trang bị cho hệ thống tàu mặt nước loại tổ hợp tên lửa Kalibr.

Nga đã tạo ra được một số loại tên lửa hành trình trang bị trên các tàu mặt nước, đặc biệt là Kalibr (NATO định danh là SS-N-27 Sizzler) sẽ trở thành loại vũ khí chính của Hải quân nước này trong nhiều năm tới.

Phiên bản trên mặt đất của loại tên lửa này tương tự tên lửa Tomahawk của Mỹ nhưng phiên bản chống tàu đặc biệt nguy hiểm, có thể nói là “sát thủ” đối với các tàu chiến.

Từ đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng hàng trăm tên lửa Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu ngầm tấn công vào các mục tiêu ở Trung Đông, Balkan, Bắc Phi và Afghanistan.

Khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1600 km đã làm cho loại tên lửa này trở nên nổi tiếng và rất đắt. Chính vì vậy trong thời gian dài chỉ có Hoa Kỳ và Anh là những nước sở hữu loại tên lửa này.

Tuy nhiên, kể từ khi Nga thực hiện cuộc tấn công vào vị trí khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, vị trí bấy lâu của tên lửa Mỹ dường như đã mất và thuộc về Nga.

Và mọi chuyện còn tồi tệ hơn với Mỹ và các đối thủ của Nga khi Moscow còn tích hợp tính năng EW vào tên lửa hành trình biến chúng thành vũ khí không thể đánh chặn.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.