Trong khi chờ đợi được trang bị một lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện tích hợp động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP) thì Hải quân Nga vẫn phải tạm hài lòng với chiếc Kilo 636.3.
Ngày 28/3, tàu ngầm tấn công diesel-điện mang tên Petropavlovsk-Kamchatsky (số hiệu B-274) thuộc phân lớp Kilo 636.3 đã được nhà máy đóng tàu Saint Petersburg làm lễ hạ thủy.
Con tàu được làm lễ đặt ky (sống chính) vào ngày 28/7/2017, sau gần 2 năm thi công thì nó đã được hạ thủy hôm 28/3, dự kiến chiếc B-274 sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 2020.
Petropavlovsk-Kamchatsky là chiếc thứ 7 trong loạt 8 tàu ngầm Kilo 636.3 được đóng mới cho Hải quân Nga sau khi tàu ngầm lớp Lada thuộc Dự án 677 bị đánh giá là còn nhiều vấn đề cần khắc phục.
Lẽ ra Hải quân Nga đã dừng đóng mới tàu ngầm Kilo 636 từ lâu để chuyển sang đặt hàng thế hệ tiên tiến hơn chính là lớp Lada, điểm ưu việt lớn nhất của Dự án 677 so với Dự án 636 đó là nó được thiết kế với động cơ AIP.
Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm trong việc chế tạo khí tài đặc biệt này mà chiếc đầu tiên của lớp Lada mang tên Saint Petersburg phải mất hơn 10 năm mới được miễn cưỡng chấp nhận đưa vào biên chế.
Thậm chí sang đến chiếc thứ hai của lớp Lada là tàu ngầm Kronshtadt hạ thủy vào ngày 21/9/2018 vẫn chưa được lắp đặt động cơ đẩy AIP, khiến tính năng kỹ chiến thuật của nó thua kém khá nhiều so với kỳ vọng.
Khó khăn nhất của Nga trong việc chế tạo động cơ AIP nằm ở khâu xử lý khí Hydro (phế phẩm) được tạo ra từ quá trình phân tách nước biển, do chưa có biện pháp lưu trữ tin cậy mà rất dễ gây cháy nổ.
Trong tình cảnh đó, việc Hải quân Nga phải tạm chấp nhận và đặt hàng tiếp nhiều tàu ngầm Kilo 636.3 nhằm lấp khoảng trống khi chiếc Lada chưa thực sự sẵn sàng cũng không có gì khó hiểu.
Nhưng sau khi hoàn thiện tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky (chiếc thứ 7) và Volkhov (chiếc cuối cùng) thì Hải quân Nga không có kế hoạch chế tạo thêm lớp tàu ngầm Kilo 636.6 nữa.
Điều đó cho thấy Nga rất quyết tâm trong việc nghiên cứu phát triển một thế hệ tàu ngầm tấn công thông thường được tích hợp động cơ AIP với tính năng kỹ chiến thuật tương đương sản phẩm do Pháp, Đức chế tạo.
Nhưng trước mắt viễn cảnh trên không mấy sáng sủa, khi các nhà khoa học Nga từng thông báo rằng ít nhất phải tới giai đoạn giữa của chương trình mua sắm vũ khí cấp quốc gia tới năm 2027 thì động cơ AIP dành cho tàu ngầm Kilo mới được thử nghiệm.
Điều này buộc Nga phải đưa ra hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục đóng mới tàu ngầm lớp Lada khi chúng chưa hoàn thiện sức mạnh, hoặc chấp nhận có khoảng trống tương đối dài sau khi bàn giao chiếc Kilo 636.3 cuối cùng.
Trong điều kiện kinh tế chưa thực sự khởi sắc và vẫn vướng phải các lệnh cấm vận của phương Tây, có lẽ cách tốt nhất để Nga hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm là mua động cơ AIP của Trung Quốc.
Khác với Moskva, mặc dù đi sau nhưng Bắc Kinh hiện đã qua mặt "thầy giáo cũ" khi tự sản xuất và biên chế số lượng lớn tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ AIP Type 041.
Không khí thi đua huấn luyện trên các thao trường, bãi tập của các chiến sĩ dân quân ở Hà Tĩnh đang diễn ra sôi nổi với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Nhanh chóng tiếp nhận nhiệm vụ mới với quyết tâm cao, các đơn vị công an xã trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, giữ vững trật tự ATGT trên địa bàn.
Trong thời gian 7 ngày, 90 chiến sỹ tự vệ của cụm số 3 (Hà Tĩnh) sẽ được nghiên cứu, huấn luyện 2 nội dung là giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự.
Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ngành, địa phương đang tích cực chuẩn bị để đón nhận các hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào được quy tập trong mùa khô 2024-2025 về nước.
Trung tướng Hà Thọ Bình yêu cầu thời gian tới lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trực tiếp huấn luyện chiến sỹ mới của Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) thường xuyên sâu sát, duy trì huấn luyện nghiêm túc, chặt chẽ.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng, với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ tiếp tục có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.
Hà Tĩnh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân theo hướng “vững mạnh, rộng khắp” gắn với tạo cơ chế, chính sách hợp lý, giúp lực lượng này có cuộc sống tốt hơn và phát huy được vai trò ở cơ sở.
Sáng 11/4, hàng nghìn người thuộc các lực lượng vũ trang của quân đội, công an có mặt ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) để tổng hợp luyện cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện tờ trình và dự thảo nghị quyết, phục vụ tốt Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh XVIII.
UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc tổ chức ngày hội này phải đảm bảo trang trọng, có ý nghĩa sâu sắc, hướng về cơ sở, tạo điểm nhấn, có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh có nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chất lượng, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và nhiệm vụ QS - QP trong tình hình mới.
Trong dịp này, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức công bố, trao quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ cho 16 đồng chí.
Sau một tháng triển khai mô hình bộ máy công an địa phương 2 cấp, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu công an các địa phương chủ động phương án sắp xếp, tổ chức lại công an cấp xã theo đúng kế hoạch.
Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh gửi lời thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ nói riêng, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và nhân dân Lào nói chung.
Với tình cảm và trách nhiệm của mình, những người lính biên phòng Hà Tĩnh đang tích cực giúp đỡ cư dân biên giới làm nhà ở, để họ được "an cư, lạc nghiệp" và vun đắp tình quân dân.
Với chủ đề “Huấn luyện giỏi, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, an toàn tuyệt đối”, cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đang nỗ lực thi đua với khí thế “thần tốc, quyết thắng”.
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh làm tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật để sử dụng lâu bền, khai thác hiệu quả, sẵn sàng phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống.
Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.
Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.