Capt đăng tải, chuyên gia tàu ngầm Mỹ Eric Moreno tiết lộ, tàu ngầm Kilo có thể đang trên đường tới eo biển Kerch – eo biển nối liền Biển Đen với Biển Azov, nơi Nga bắt giữ 3 tàu hải quân cùng các thủy thủ của Ukraine cuối tháng 11/2018.
Tuy nhiên, ông Moreno cho rằng, cũng có thể các tàu của NATO cũng đang tham gia vào trò chơi "mèo vờn chuột" xung quanh khu vực và Biển Đen.
Tàu ngầm Kilo Nga. |
Vị chuyên gia này còn nói rằng: "Mỹ không thể gửi tàu ngầm tới vì vùng nước ở đó quá nông đối với các tàu ngầm năng lượng hạt nhân (SSNs). Tàu ngầm diesel là loại duy nhất tới được đó và vì thế chỉ các nước NATO có tàu ngầm diesel (SSK) có thể tới khu vực này".
Hiện Nga vẫn chưa có phản ứng chính thức nào về thông tin này. Được biết, ngay trước khi xuất hiện thông tin về việc Nga điều động tàu ngầm đến eo Biển Kerch, Ukraine đã có quyết định khiến quan hệ giữa Moscow và Kiev thêm căng thẳng hơn
Cụ thể, trong phiên họp hôm 6/12, Quốc hội Ukraine vừa thông qua điều luật về vùng tiếp giáp lãnh hải, cho phép mở rộng thêm 12 dặm vùng lãnh thổ biển do Kiev kiểm soát.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng tối đa là 12 hải lý. Trong vùng này, quốc gia ven biển có hai quyền là ngăn ngừa và trừng trị đối với hoạt động bất hợp pháp của người và tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định về hải quan, y tế hay nhập cư.
Cũng trong phiên họp này, Kiev cũng quyết định không gia hạn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên bang Nga sau ngày 1/4/2019. Tài liệu liên quan được thông qua tại cuộc họp với 277 phiếu thuận, trong khi số phiếu cần thiết để thông qua là 226.
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và quan hệ đối tác giữa Ukraine và Liên bang Nga được ký kết tại Kiev vào ngày 31/5/1997, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/4/1999 trong vòng 10 năm, với việc gia hạn tự động cho từng giai đoạn 10 năm tiếp theo nếu không có sự phản đối từ các bên.
Đây là tài liệu cơ bản về quan hệ Nga-Ukraine, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, là sợi chỉ đỏ định hướng xuyên suốt lịch sử hợp tác và phát triển giữa hai nước.
Việc chính quyền Kiev quyết định không gia hạn Hiệp ước này đã đánh dấu sự đoạn tuyệt mối quan hệ anh em thân thiết giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, bởi một khi đã không gia hạn thì coi như Hiệp ước đã bị hủy bỏ, nếu sau này một nhà lãnh đạo khác lên nắm quyền muốn nối lại quan hệ đối tác chiến lược với Nga thì hai bên sẽ phải ký hiệp ước khác.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng muốn hủy bỏ "Hiệp định giữa Liên bang Nga và Ukraine về hợp tác trong việc sử dụng Biển Azov và eo Biển Kerch", được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma ký kết ngày ngày 24/12/2003 có hiệu lực ngày 23/4/2004.
Mặc dù Kiev thực tế đã cắt đứt liên hệ với Nga ngay sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình, nhưng trên thực tế, đến khi Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và quan hệ đối tác giữa Ukraine và Liên bang Nga chấm dứt hiệu lực thì hai nước mới chính thức đoạn tuyệt tình cảm thân thiết giữa những người anh em trong Liên bang Xô viết trước đây.