Nga là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc

Nga đang chiếm lĩnh thị trường dầu Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc trong tháng thứ ba liên tiếp.

Nga là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cho đến nay, Bắc Kinh đã trả 35 tỷ USD cho nguồn năng lượng từ Moscow, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính từ đầu năm đến nay, Nga đã xuất sang Trung Quốc gần 48,4 triệu tấn dầu. Chỉ tính riêng trong tháng 7, Trung Quốc nhận khoảng 1,68 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga. Saudi Arabia ở vị trí thứ hai về nguồn cung cấp nhiên liệu cho Trung Quốc, với 1,54 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trước đó, mức xuất khẩu dầu kỷ lục của Nga sang Trung Quốc là vào tháng 5, với gần 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhiều hơn 55% so với năm 2021.

Báo chí Nga đã trích dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 20/8, cho thấy sản lượng dầu nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả nguồn cung được vận chuyển qua đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương cùng những chuyến hàng từ các cảng châu Âu và Viễn Đông của Nga, đạt 7,15 triệu tấn. Con số này tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong tháng 5 vừa qua, Nga vượt qua Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ với hơn 800 thùng dầu/ngày, gấp 3 lần so với tháng 4. Hiện dầu Nga chiếm khoảng 16,5% tổng lượng dầu nhập khẩu vào Ấn Độ.

Nửa năm qua, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine và hứng chịu làn sóng trừng phạt từ Mỹ và Phương Tây, tuyến đường năng lượng từ Nga đã có những thay đổi lớn. Cánh cửa với châu Âu khép lại, ngành dầu khí Nga được cho là đã tìm được điểm cân bằng tại thị trường lớn của châu Á, như Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo VTV

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.