Nga phản đối Mỹ hiện diện quân sự ở Trung Á sau khi rút khỏi Afghanistan

Nga lên tiếng phản đối Mỹ triển khai binh sĩ tại các nước Trung Á sau khi nước này rút quân khỏi Afghanistan.

Nga phản đối Mỹ hiện diện quân sự ở Trung Á sau khi rút khỏi Afghanistan

Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: AP

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov vào ngày 13/7 cho biết Moskva đã truyền đạt thông điệp tới Washington trong Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden tại Geneva vào tháng 6.

Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga được đưa ra ở thời điểm Lầu Năm Góc mới công bố đã hoàn thành việc rút 90% quân số và thiết bị khỏi Afghanistan. Nhà lãnh đạo Mỹ Biden cũng nói rằng sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan sẽ kết thúc vào ngày 31/8.

Có thông tin rằng chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc Uzbekistan và Tajikistan vốn có chung biên giới với Afghanistan cũng như Kazakhstan làm khu vực quân đội tập hợp để giám sát và nhanh chóng phản ứng đối với các vấn đề có thể phát sinh tại Afghanistan sau khi Mỹ rút hoàn toàn binh sĩ.

Ông Ryabkov nêu rõ: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc Mỹ tái triển khai hiện diện quân sự dài hạn tại các quốc gia láng giềng Afghanistan là không chấp nhận được. Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn và trực diện với phía Mỹ rằng điều đó sẽ thay đổi nhiều thứ, không chỉ đánh giá của Nga về điều đang diễn ra tại khu vực quan trọng này mà còn về mối quan hệ Moskva-Washington”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng bổ sung rằng nước này đã chuyển cảnh báo đến các quốc gia Trung Á. Ông Ryabkov nói: “Chúng tôi đã cảnh báo họ về những bước đi như vậy và cũng trao đổi thẳng thắn với các bạn bè, đồng minh, hàng xóm Trung Á cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp”.

Ngày 12/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nhấn mạnh rằng bất cứ hiện diện nào của quân đội nước ngoài tại Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan cùng các thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cần nhận được sự tán thành của khối. Ngoại trưởng Lavrov bổ sung rằng chưa có thành viên nào của CSTO nêu vấn đề này.

Nga có căn cứ quân sự tại cả Tajikistan và Kyrgyzstan. Kyrgyzstan từng có một căn cứ quân sự Mỹ hỗ trợ các chiến dịch ở Afghanistan nhưng cơ sở này đã đóng cửa từ năm 2014. Nhiều quan chức Nga lo ngại rằng tình trạng Taliban trỗi dậy có thể gây bất ổn Trung Á.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.