Nga sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình về cuộc xung đột Ukraine

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CBS của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết nước này sẵn sàng ký kết thỏa thuận hòa bình về Ukraine và đang thảo luận các chi tiết của thỏa thuận với phía Mỹ.

ngoai-truong-nga-sergey-lavrov-1504.jpg
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/4 đã có cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình CBS của Mỹ, trong đó ông cho biết Nga vẫn duy trì tiếp xúc với Mỹ về giải quyết xung đột tại Ukraine và rằng hai bên đang đi đúng hướng trong vấn đề này.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, nước này sẵn sàng ký kết thỏa thuận hòa bình về Ukraine và đang thảo luận các chi tiết của thỏa thuận với phía Mỹ.

Ông Lavrov cũng nhắc lại quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cần loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó có vấn đề Kiev muốn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cùng ngày, hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin đặc phái viên của Tổng thống Trump, ông Steve Witkoff, đã đến Moskva và dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.

Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết thông điệp mà ông Witkoff mang đến Moskva là Ukraine có quyền có quân đội riêng và có nền công nghiệp quốc phòng riêng.

Ngoài ra, ông Witkoff cũng sẽ truyền đạt thông điệp của Washington gửi đến Moskva về việc chuyển giao nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya cho Mỹ kiểm soát và đảm bảo tuyến đường vận chuyển trên sông Dnipro tới Ukraine.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Keir Starmer phản đối kế hoạch hiện nay của Mỹ về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine, trong đó có nội dung liên quan đến quyền kiểm soát vùng đất tranh chấp.

Trả lời báo chí Anh, Thủ tướng Keir Starmer cho rằng Kiev phải được quyền quyết định mọi điều khoản của thỏa thuận hòa bình với Moskva.

Các nguồn tin trước đó, trong đó có tờ Daily Telegraph của Anh, đưa tin Ukraine đã gửi cho Mỹ một bản kế hoạch hòa bình 5 điểm, trong đó có nội dung từ bỏ một số yêu sách để đổi lấy đảm bảo an ninh và phản đối mọi hạn chế về quy mô lực lượng vũ trang cũng như quy mô ngành công nghiệp quốc phòng.

Tờ Wall Street Journal cũng cho biết trong số các đề xuất của Mỹ về thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine có nội dung liên quan đến lãnh thổ tranh chấp, loại bỏ việc thảo luận Ukraine gia nhập NATO và không đưa ra bất kỳ đảm bảo an ninh nào cho Kiev.

Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm riêng về các vấn đề trên. Tổng thống Ba Lan cho rằng Kiev cần có một số nhượng bộ để có được hòa bình.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans nói Kiev cần tự đưa ra quyết định.

Đại diện Ủy ban châu Âu về quan hệ quốc tế, ông Guillaume Mercier, nhấn mạnh yếu tố các bên cần tuân thủ toàn vẹn lãnh thổ./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.