Nga sẽ không tham gia đàm phán sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran

Nga tin tưởng Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân và Nga sẽ không gia bất cứ thảo luận về sửa đổi thỏa thuận lịch sử này.

Nga hôm 21/10 bày tỏ tin tưởng rằng Iran tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận hạt nhân, đồng thời tuyên bố sẽ không tham gia vào bất cứ cuộc thảo luận nào về việc sửa đổi thỏa thuận này.

nga se khong tham gia dam phan sua doi thoa thuan hat nhan iran

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Brics.

Tuyên bố được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đưa ra ngày 21/10 tại một hội nghị quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại thủ đô Moscow của Nga.

Theo ông Ryabkov, Nga không sẵn sàng tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào về việc sửa đổi thỏa thuận hạt nhân. Thỏa thuận này đã được cân bằng một cách công phu và bất cứ sự thay đổi nào có thể dẫn tới sự sụp đổ toàn bộ thỏa thuận.

Iran và nhóm P5+1 (gồm Nga, Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Đức) đạt được thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 7/2015. Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý dừng chương trình vũ khí hạt nhân của mình để đổi lấy viện trợ kinh tế cùng việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.

Tuy nhiên, ngày 13/10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Mặc dù động thái này không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận ở thời điểm hiện tại, nhưng nó mở ra quá trình 60 ngày theo đó, Quốc hội Mỹ sẽ quyết định có tái áp dụng các biện pháp trừng phạt liên quan đến vấn đề hạt nhân đối với Iran hay không./.

Theo Tân Hoa xã/VOV

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.