Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nối lại đàm phán giảm căng thẳng ở Syria

Ngày 25/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo một phái đoàn Nga sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ để nối lại các cuộc đàm phán giảm căng thẳng ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nối lại đàm phán giảm căng thẳng ở Syria

Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực phía Đông thành phố Idlib, Syria ngày 20/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu với báo giới trước khi lên đường thăm Azerbaijan, Tổng thống Erdogan cho biết phái đoàn Nga sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/2 để nối lại các cuộc đàm phán về tình hình tại tỉnh Idlib.

Ông Erdogan cũng cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới để tiến hành một cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo. Cuộc gặp có thể diễn ra tại thành phố Istanbul hoặc ở Ankara.

Hiện Moskva chưa xác nhận thông tin Tổng thống Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5/3 tới.

Về khả năng tiến hành một cuộc gặp 4 bên giữa lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3 tới để thảo luận về tình hình Idlib, ông Erdogan cho biết chưa đạt được đồng thuận về việc này.

Tình hình Syria gia tăng căng thẳng trong bối cảnh lực lượng Chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, tiến hành chiến dịch tấn công phiến quân tại Idlib và một số khu vực thuộc tỉnh Aleppo, những thành lũy cuối cùng của phiến quân ở Syria. Các lực lượng chính phủ Syria đã giành được kiểm soát nhiều thị trấn và làng mạc kể từ tháng 12 vừa qua.

Thổ Nhĩ Kỳ (ủng hộ một số nhóm phiến quân tại Syria) đã triển khai lượng lớn binh sĩ và khí tài tới Idlib và Aleppo những tuần gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng chiến dịch trên của quân chính phủ Syria vi phạm thỏa thuận năm 2018 giữa Ankara và Moskva về thiết lập vùng giảm căng thẳng tại Idlib.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 16 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Idlib. Ankara và Moskva đã tiến hành hai vòng đàm phán để tìm cách giảm căng thẳng nhưng không đạt thỏa thuận.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày ngày 25/2 đã bác bỏ những lời kêu gọi chấm dứt chiến dịch của lực lượng Chính phủ Syria chống phiến quân ở tỉnh Idlib. Phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, ông Lavrov nhấn mạnh việc chấm dứt chiến dịch nói trên “là đầu hàng khủng bố, thậm chí là thưởng cho những hoạt động của các phần tử khủng bố”.

Trước đó, cùng ngày, Ủy ban Chữ Thập Đỏ quốc tế (ICRC) kêu gọi các bên xung đột tại Idlib tạo điều kiện để người dân di chuyển tới nơi an toàn để tránh các cuộc tấn công, nhấn mạnh các bệnh viện, khu chợ và trường học được pháp luật bảo vệ.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 21/2 cũng đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Idlib để tránh tình hình leo thang đến mức không thể kiểm soát.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.