Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào

Theo WB, Lào, Mông Cổ và Myanmar đang đối mặt với áp lực tỷ giá hối đoái và lạm phát nhiều hơn so với các nước khác của khu vực, trong đó, Lào và Mông Cổ đang phải vật lộn với những khoản nợ lớn.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào

Người dân mua hàng tại một siêu thị ở thủ đô Vientian, Lào. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tờ Vientiane Times số ra ngày 28/9 dẫn báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tăng trưởng kinh tế của Lào trong năm 2022 dự kiến sẽ thấp hơn so với mức dự báo trước đó trong tháng Tư, từ 3,8% xuống còn 2,5%.

Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tháng 10/2022 của WB cũng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,8%.

Theo WB, hoạt động kinh tế tại các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương, bao gồm cả Lào, có thể bị tổn hại do nhu cầu toàn cầu giảm, nợ tăng và việc phụ thuộc vào các giải pháp kinh tế ngắn hạn để chống lại sự tăng giá của lương thực và nhiên liệu.

Theo báo cáo, tăng trưởng ở các nước đang phát triển tại Đông Á và Thái Bình Dương bên ngoài Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên 5,3% vào năm 2022, so với mức 2,6% trong năm 2021.

Trung Quốc, trước đây dẫn đầu sự phục hồi trong khu vực, được dự báo sẽ tăng 2,8% vào năm 2022, giảm mạnh so với 8,1% vào năm 2021.

Đối với toàn khu vực, tăng trưởng dự kiến sẽ chỉ đạt 3,2% trong năm 2022, giảm so với mức 7,2% vào năm 2021, trước khi tăng tốc lên 4,6% vào năm 2023.

Theo WB, Lào, Mông Cổ và Myanmar đang phải đối mặt với áp lực tỷ giá hối đoái và lạm phát nhiều hơn so với các nước còn lại của khu vực. Trong đó, Lào và Mông Cổ dễ bị tổn thương nhất vì những nhân tố trên, nguyên nhân là vì hai nước này đang phải vật lộn với những khoản nợ nần chồng chất.

Tại Lào, tỷ giá hối đoái suy yếu đang góp phần gây ra lạm phát, gia tăng áp lực lên các gia đình có thu nhập thấp và cản trở cơ hội vươn lên thoát nghèo của họ.

Báo cáo cho biết suy thoái kinh tế toàn cầu đang bắt đầu làm giảm nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và sản xuất hàng hóa trong khu vực.

Cũng theo WB, khi các quốc gia trong khu vực tìm cách bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi giá thực phẩm và năng lượng cao hơn, các biện pháp chính sách hiện tại cung cấp sự cứu trợ rất cần thiết, nhưng ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách hiện có. Nguyên nhân là do việc kiểm soát giá lương thực và trợ cấp năng lượng mang lại lợi ích cho người giàu trong khi lại rút chi tiêu của chính phủ cho các vấn đề thiết yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.