Ngày mai, xử lại vụ Phạm Công Tùng và đồng bọn chiếm đoạt hơn 15.000 m3 cát của Formosa

(Baohatinh.vn) - Những tưởng quá trình thi công “Hồ chứa nước lũ và hệ thống đấu nối thoát nước” (hồ lắng) tại Formosa Hà Tĩnh vào năm 2014 chỉ là câu chuyện riêng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Vậy nhưng, một vụ án hết sức phức tạp liên quan đến chiếm đoạt tài sản đã xảy ra. Sau 4 năm, việc làm rõ trách nhiệm giữa các bên vẫn chưa thể đi đến hồi kết...

Ngày mai, xử lại vụ Phạm Công Tùng và đồng bọn chiếm đoạt hơn 15.000 m<sup>3</sup> cát của Formosa

Hình ảnh mô tả lại hiện trường thi công công trình “Hồ chứa nước lũ và hệ thống đấu nối thoát nước” (hồ lắng) và vị trí cát trong phạm vi Công ty Formosa Hà Tĩnh quản lý

Vụ án Phạm Công Tùng (SN 1975, trú Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) và đồng bọn được các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá khá "gai góc".

Sau khi nhận thi công hạng mục đào xúc, vận chuyển, san ủi đất, cát từ hồ lắng đến bãi tập kết của Công ty Formosa, Phạm Công Tùng và Trần Xuân Hợp (SN 1988, trú phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh) đã bàn với Phan Xuân Cương (SN 1980, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An), Dương Hữu Hải (SN 1979, trú xã Cẩm Mỹ), Đặng Xuân Bắc (SN 1981, trú Lục Nam, Bắc Giang) lấy một số lượng cát lớn bán cho công ty Liên Thành.

Phạm Công Tùng và đồng bọn đã chiếm đoạt của Formosa tổng cộng 707 chuyến xe tải cát với tổng khối lượng 15.082,74 m3. Theo đó, Tùng và Hợp chiếm đoạt số tài sản gần 480 triệu đồng; Cương chịu trách nhiệm với số tiền gần 387 triệu đồng; đối với Bắc là 124 triệu đồng và Hải là 92,5 triệu đồng.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 23/9/2015, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt Phạm Công Tùng, Trần Xuân Hợp mỗi bị cáo 7 năm tù giam và Dương Hữu Hải, Đặng Xuân Bắc mỗi bị cáo 3 năm tù giam về tội “trộm cắp tài sản”.

Tuy vậy, sau phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 24/10/2016, TAND cấp cao ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại; đồng thời thay đổi tội danh của Phạm Công Tùng (SN 1975, trú xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) và đồng bọn từ “trộm cắp tài sản” sang các tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức”...

Ngày mai, xử lại vụ Phạm Công Tùng và đồng bọn chiếm đoạt hơn 15.000 m<sup>3</sup> cát của Formosa

Bản hợp đồng thi công công trình hồ lắng được ký kết giữa 2 Công ty Formosa Hà Tĩnh và Công ty TNHH xây dựng HUNGYI

Theo bản án hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao đánh giá, việc xét xử 4 bị cáo nói trên với tội danh ‘trộm cắp tài sản” là không đúng tội. Bên cạnh đó, hành vi của Nguyễn Văn Phượng (người được thuê để viết giả tên bảo vệ Formosa nhằm hợp thức việc đưa xe cát ra bên ngoài) có dấu hiệu tội “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” và yêu cầu làm rõ hành vi của Phan Xuân Cương, cùng với những bằng chứng, chứng cứ liên quan khác...

Ngày 20/11/2017, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh đã khởi tố thêm Phan Xuân Cương về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Sau một thời gian chuẩn bị, tiến hành các bước trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh quyết định đưa vụ án Phạm Công Tùng và đồng bọn ra xét xử sơ thẩm lần 2, dự kiến vào ngày mai (29/5/2018).

Hy vọng những góc khuất của vụ án sẽ được làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm lần này.

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.