Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 khoản trợ cấp

Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.

Giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN
Giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN

Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trong sắp xếp bộ máy, trong đó có sửa đổi phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ; chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy. Căn cứ các nội dung sửa đổi, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách, chế độ.

Thay đổi cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc

Trước đây, đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có). Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng = (hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có).

Nay theo Thông tư 002/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ, tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Cụ thể, tiền lương tháng hiện hưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = (hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) .

Tiền lương tháng hiện hưởng đối với người làm công tác cơ yếu = (Hệ số lương theo cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng x mức lương cơ sở) + (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x mức lương cơ sở) + mức tiền các khoản phụ cấp tính cấp bậc hàm cơ yếu hoặc bậc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu hiện hưởng và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.

Ba khoản trợ cấp cho người nghỉ trước tuổi

Theo Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm g khoản 1 và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 và người làm việc trong tổ chức cơ yếu (không bao gồm đối tượng thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tại Điều 22 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 7, Điều 7a và Điều 7b Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).

Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 3 khoản trợ cấp gồm: Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm, trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên, mức trợ cấp hưu trí một lần = tiền lương tháng hiện hưởng (theo cách tính trên) x 1,0 x số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi, mức trợ cấp hưu trí một lần = tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV.

Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng), người hưởng được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng. Công thức tính mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = tiền lương tháng hiện hưởng x 05 x số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 01/2025/TT-BNV.

Về trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo Bộ Nội vụ, đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x (05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi)).

Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x (04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi)).

baotintuc.vn

Đọc thêm

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Sắp xếp ĐVHC cấp xã ở Hà Tĩnh: Lắng nghe góp ý của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh phù hợp

Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sẵn sàng cho sự phát triển mới

Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…