Nghi Xuân truy quét, xử lý nạn săn bắt chim trời

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đẩy mạnh tuyên truyền, ra quân truy quét nhằm dẹp nạn đánh bắt các loài chim trời trái phép.

Nghi Xuân truy quét, xử lý nạn săn bắt chim trời

Lợi dụng các bãi đầm lầy, chân ruộng làm cò giả để bẩy chim trời

Mặc dù lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân đã tập trung tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về nạn săn bắt chim trời nhưng vào mùa chim di cư, tình trạng đánh bắt chim tự nhiên trái phép trên địa bàn vẫn diễn ra.

Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là mùa cao điểm chim di cư nên các “thợ săn” lén lút đặt nhiều loại bẫy để đánh bắt chim trời. Các xã ven biển huyện Nghi Xuân xuất hiện hàng nghìn con cò giả làm bằng xốp cắm các thanh tre đã được quệt chất keo dính (dân săn chim gọi là nhạ) ở khắp nơi, từ giữa ruộng, bờ bao cho tới các lùm cây. Nhiều đàn chim di cư như cò, cói... khi xuống kiếm ăn đã dính bẫy.

Nghi Xuân truy quét, xử lý nạn săn bắt chim trời

Lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân ra quân truy quét đánh bắt chim trái phép.

Trước thực trạng trên, huyện Nghi Xuân chỉ đạo các lực lượng kiểm lâm, công an huyện, công an các xã, thị trấn cùng tổ chức đoàn thể các địa phương tổ chức 155 cuộc tuyên truyền, vận động ký cam kết đối với 30 hộ đánh bắt, tiêu thụ chim trời và ra quân truy quét để dẹp nạn đánh bắt trái phép...

Ông Hoàng Văn Hà – Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết: Vào mùa chim di cư, một số người lợi dụng các bãi đầm lầy, chân ruộng ở thôn Song Nam (xã Cương Gián) đặt bẫy săn bắt chim trời trái phép. Mặc dù địa phương đã tuyên truyền nhưng do lợi nhuận kiếm được từ săn bắt chim khá cao nên một số người vẫn bất chấp. Qua 4 đợt kiểm tra xử lý, các lượng lượng chức năng xã đã tiến hành tháo dỡ, tiêu hủy 600 que nhựa, 40 chim giả, thu hồi 1.000 m lưới và thả 30 cá thể chim trời về với tự nhiên”.

Nghi Xuân truy quét, xử lý nạn săn bắt chim trời

Lực lượng chức năng tiêu hủy các lán ẩn nấp để săn bắt chim.

Không riêng xã Cương Gián, hiện nay nhiều địa phương khác như: Xuân Liên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Yên, Xuân Hải, Đan Trường, Xuân Hội... đang ra quân nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt, mua bán, chế biến, tiêu thụ chim di cư.

Theo Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân, sau hơn 1 tháng ra quân, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, truy quét tiêu hủy gần 5.000 mét lưới các loại; tháo dỡ 22 lùm, lán ẩn nấp; 4.510 que nhạ, gần 1.000 chim giả và 1 loa phát tín hiệu gọi chim; thả về tự nhiên 243 cá thể chim.

Ông Hồ Thế Nam – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân cho biết: So với các năm trước, tình trạng săn bắt, mua bán trái phép chim tự nhiên trên địa bàn huyện đã giảm nhiều nhưng vẫn chưa xử lý triệt để. Một số người dân xem đây là nghề “mưu sinh” nên vẫn lén lút vi phạm. Việc xử lý các trường hợp này cũng gặp khó bởi khi phát hiện lực lượng chức năng họ sẽ “bỏ của chạy lấy người.

Thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ và người dân trên địa bàn không tham gia săn bắt, mua bán, tàng trữ các loài chim tự nhiên trái pháp luật. Cùng với đó, đồng loạt ra quân truy quét liên tục nhằm tháo dỡ, thu hồi triệt để các phương tiện, dụng cụ bẫy, bắt trái phép chim, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp tái diễn, cố tình vi phạm.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".