Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?

Năm 2024, người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Việc nhận trợ cấp xã hội cần liên hệ với ai?

Về vấn đề này, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, quy định 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?

Một điểm chi trả lương hưu tại Hà Nội. Ảnh: XC

Theo đó, năm 2024, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây sẽ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng. Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng quy định hệ số 1,5 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi; tương ứng được trợ cấp xã hội 540.000 đồng/tháng.

Hệ số 2,0 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, từ đủ 80 tuổi trở lên; tương ứng mức trợ cấp xã hội 720.000 đồng/tháng.

Hệ số 1,0 đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; và người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; tương ứng với trợ cấp xã hội 360.000 đồng/tháng.

Hệ số 3,0 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; tương ứng mức trợ cấp xã hội 1,08 triệu đồng/tháng.

Do đó, bạn căn cứ cụ thể vào độ tuổi, vùng và tình trạng hiện tại (hộ nghèo, cận nghèo, người có nghĩa vụ phụng dưỡng...) và liên hệ với chính quyền địa phương, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội có hỗ trợ cụ thể.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đức Thọ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian qua, Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho người dân.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.