Người dân Nghi Xuân mòn mỏi chờ nước sạch

(Baohatinh.vn) - Cho đến nay, người dân 2 xã Xuân Lam, Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Mặc dù là nhu cầu thiết yếu, nhưng với 2 địa phương nằm trên tuyến QL1A, giữa 2 đô thị là thị trấn Xuân An và TX Hồng Lĩnh, nước sạch lại trở nên xa vời.

Cơn mưa “vàng” mấy ngày qua khiến gia đình anh Võ Tá Thuần (thôn 5, xã Xuân Lam) “vui như trẩy hội” vì trước đó mấy ngày toàn bộ các dụng cụ tích trữ nước tự chảy từ khu vực khe Muồi, khe Vực bị “cháy đáy”.

Người dân Nghi Xuân mòn mỏi chờ nước sạch

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam bên cạnh mũi khoan thứ nhất được xác định là thành công với độ sâu 100m có nước trong khuôn viên trụ sở UBND xã Xuân Lam.

Ông Phạm Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho hay: “Toàn xã có 5 thôn, 800 hộ gia đình với khoảng 3.000 nhân khẩu, hầu hết các hộ đều có 2 giếng (giếng khoan, giếng khơi), nhưng chủ yếu sử dụng nước suối từ khe Muồi và Khe Vực.

Vào mùa hè, nước suối và nước giếng khơi đều cạn, trong khi nhiều giếng khoan bị nhiễm phèn nên nhu cầu nước sạch là rất lớn. Theo thống kê, toàn xã hiện có 50% hộ thiếu nước sạch để dùng”.

Người dân Nghi Xuân mòn mỏi chờ nước sạch

Gia đình anh Trần Đình Luận thôn 1, xã Xuân Hồng phải xây bể chứa nước to bằng... 1 phòng ngủ

Trận mưa lớn cũng khiến nhiều hộ dân Xuân Hồng “mở cờ trong bụng”, đặc biệt là đối với hàng trăm hộ dân thôn 1. Nằm ngay cạnh tuyến QL 1A, hàng chục hộ nơi đây luôn “căng như dây đàn” với nỗi lo thiếu nước sạch, nhất là trong những ngày nắng nóng kéo dài.

“Trong khuôn viên gia đình, tôi đã khoan thăm dò nhiều địa điểm để lấy nước nhưng không ổn. Nếu khoan 15 - 20 mét thì “vấp” phải nước phèn, còn sâu hơn 40m lại “dính” nước mặn. Cực chẳng đã, tôi phải xây bể chứa trữ lượng lên đến… 18 m3 để dự trữ nước mưa nhưng vẫn lo thiếu nước” - anh Trần Đình Luận (thôn 1, xã Xuân Hồng) cho biết.

Theo ông Nguyễn Hồng Khoan - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hồng: “Trong số 9 thôn với 1.800 khẩu ở xã Xuân Hồng thì 8 thôn sử dụng giếng khơi và giếng khoan nên còn tạm đủ nước để dùng. Tình trạng thiếu nước sạch từ nhiều năm nay chủ yếu xảy ra tại thôn 1 - nơi có 200 hộ dân. Nan giải nhất là khu vực này bị nhiễm phèn và nhiễm mặn nên không thể dùng được nước giếng các loại”.

Người dân Nghi Xuân mòn mỏi chờ nước sạch

Nước bị nhiễm phèn nên hàng ngày ông Đặng Văn Lợi thôn 1 phải dùng nước mưa để nấu ăn

Điều đáng nói, Xuân Lam là xã giáp ranh và không xa Chi nhánh cấp nước TX Hồng Lĩnh. Tuy nhiên, địa phương này rất khó tiếp cận với nguồn nước sạch của TX Hồng Lĩnh bởi kinh phí lắp đặt hệ thống ống dẫn trị giá lên đến 3 - 5 tỷ đồng. Nan giải hơn là, 2 hồ nước Thiên Tượng và Khe Dọc cung cấp nguồn nước thô cho toàn thị xã lại quá ít, nên hàng năm, vào mùa hè người dân thị xã cũng đối mặt với nỗi lo không đủ nước để dùng. Vì vậy, việc “chia sẻ” nước sạch cho người dân Xuân Lam là không thể.

Trong khi đó, thôn 1 xã Xuân Hồng, dù nằm cạnh thị trấn Xuân An vẫn không thể tiếp cận được với nguồn nước sạch vì hệ thống ống chính còn cách xa khu vực này.

Người dân Nghi Xuân mòn mỏi chờ nước sạch

Nhà máy Nước Nghi Xuân mới phát huy được 1/3 công suất, tương ứng với hơn 2.000 m3.

Điều đáng nói là, nguồn nước thô cung cấp cho Nhà máy Nước Nghi Xuân lấy từ hồ Xuân Hoa (Cổ Đạm) có trữ lượng 9 triệu m3, công suất 7.000 m3/ngày/đêm, hiện mới phát huy được 1/3 công suất tương ứng với hơn 2.000m2/ngày đêm

“Tuy nhiên, muốn “phủ sóng” đường ống dẫn nước thị trấn Xuân An và “vươn” tới xã Xuân Hồng, Xuân Lam, chi phí lắp đặt lên đến hàng chục tỷ đồng, vượt ngoài tầm với của doanh nghiệp. Đây là bài toán khó của đơn vị, rất cần được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương” – Giám đốc Nhà máy Nước Nghi Xuân Phan Anh Thắng cho hay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.