Theo báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới như các sông băng trên dãy Dolomites (Italy), ở các công viên quốc gia Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và trên dãy núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Sông băng Aletsch lớn nhất trên dãy núi Alps. Ảnh minh họa: AFP
UNESCO đã theo dõi khoảng 18.600 sông băng tại 50 địa điểm Di sản Thế giới mà tổ chức này công nhận và dự đoán rằng khoảng 33% trong số sông băng này sẽ biến mất vào năm 2050. Số sông băng còn lại có thể được cứu nếu mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong kịch bản lượng phát thải vẫn diễn ra như bình thường, khoảng 50% sông băng tại các địa điểm Di sản Thế giới này có thể gần như biến mất hoàn toàn vào năm 2100.
Theo tác giả của báo cáo, ông Tales Carvalho, các sông băng thuộc danh sách Di sản Thế giới của UNESCO mất trung bình khoảng 58 tỷ tấn băng/năm, tương đương tổng lượng nước dùng hằng năm của cả Pháp và Tây Ban Nha và “đóng góp” 5% vào mực nước biển dâng trên toàn cầu. Ông Carvalho nhấn mạnh biện pháp duy nhất để có thể ngăn chặn diện tích các sông băng thu hẹp là giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các sông băng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới chiếm khoảng 10% diện tích sông băng trên thế giới, trong đó có một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới. Do vậy, rất dễ nhận thấy sự biến mất của các sông băng này bởi chúng là những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. UNESCO khuyến nghị giới chức các nước cần đưa vấn đề bảo vệ sông băng làm trọng tâm trong chính sách, bằng cách tăng cường giám sát và nghiên cứu, triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên sáng sớm ngày 25/5 đưa tin nước này đã bắt giữ 3 người liên quan đến một sự cố trong quá trình hạ thủy một tàu chiến mới vào tuần qua.
Một trực thăng cảnh sát bị rơi và bốc cháy ở huyện Muang, tỉnh Prachuap Khiri Khan, miền Trung Thái Lan ngày 24-5. Sự việc khiến 3 người thiệt mạng, 1 người kịp nhảy dù thoát ra ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ ngày 23/5 đã chính thức gia hạn lệnh cấm không phận đối với toàn bộ các chuyến bay của hàng không Pakistan cho đến ngày 23/6 tới.
Đại học Harvard cho rằng quyết định của chính quyền ông Trump vi phạm Hiến pháp Mỹ và các luật liên bang khác, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến 7.000 sinh viên quốc tế theo học với thị thực du học.
Tiếng súng liên tục từ các trận đụng độ băng đảng buộc khu bảo tồn Ostok ở Culiacan phải di dời 700 con vật gồm voi, hổ, sư tử, để chúng không hoảng sợ.
Quân đội Sudan đã phát hiện các hố chôn tập thể cùng nhiều dân thường và cựu quân nhân bị lực lượng RSF bắt giữ, giam cầm tại một trường học ở khu vực Al-Salha.
Lũ quét ở khu vực bờ Đông Nam Australia đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và khoảng 50.000 người ở các thị trấn bị cô lập trong khi mưa lớn vẫn đang tiếp diễn.
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ủy ban điều tra của Thượng viện Pháp nêu rõ Nestle đã che giấu có chủ đích những sai phạm trong quy trình xử lý nước khoáng.
IDF thông báo người dân Palestine sống trong và xung quanh thành phố Khan Younis phải rời bỏ nhà cửa vì IDF chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công phá hủy năng lực của các tổ chức khủng bố tại khu vực này.
Theo Không quân Ukraine, Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) lớn nhất kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, khi phóng tổng cộng 273 thiết bị vào rạng sáng 18/5.
Cảnh sát tuyên bố một người đàn ông 26 tuổi đã bị bắt tại sân bay Luton ở London với cáo buộc âm mưu phóng hỏa gây nguy hiểm đến tính mạng của Thủ tướng Starmer.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi các nguồn tin Ukraine bày tỏ thất vọng vì đối thoại chưa có nhiều tiến triển.