Nhà máy công suất thấp, dân sống "bên hông" vẫn thiếu nước sạch

(Baohatinh.vn) - Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch ở thị trấn Phố Châu và các xã lân cận hiện đang khá thấp do Nhà máy cấp nước Phố Châu (thuộc Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh) công suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng ...

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Do chỉ mới đầu tư giai đoạn 1, với mục tiêu phục vụ cho vài ngàn hộ dân nên công suất, dây chuyền Nhà máy nước Phố Châu khá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu hiện nay...

Dù chỉ cách Nhà máy nước Phố Châu con sông Ngàn Phố nhưng hiện nay xã Sơn Giang (Hương Sơn) mới chỉ có 1/1.243 hộ dân được dùng nước sạch. Đây là con số đáng phải suy ngẫm cho một nơi được xem là vùng phụ cận trung tâm huyện lỵ và thuộc diện “phủ sóng” của Nhà máy nước Phố Châu.

Nhu cầu nước sạch cũng đã được ông Võ Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Sơn Giang khẳng định: “Hiện nay, người dân trên địa bàn xã Sơn Giang đang có nhu cầu sử dụng nước sạch rất lớn, nhất là nhân dân các xã vùng ngoài, gần sông”.

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Dù ở ngay sát cống lấy nước nguyên liệu của Nhà máy nước Phố Châu nhưng gia đình này (khoanh đỏ) vẫn chưa được tiếp cận với nước máy...

Đó là minh chứng rõ nhất cho việc thiếu nước sạch sinh hoạt của người dân ở thị trấn Phố Châu và vùng phụ cận. Theo số liệu thống kê, hiện nay, tỷ lệ người dân dùng nước sạch ở thị trấn Phố Châu chỉ đạt 45%; xã Sơn Giang chỉ có 0,12%; xã Sơn Trung đạt 11,7%; xã Sơn Phú gần 3,8%; xã Sơn Trường 0%. Còn nếu tính bình quân, tại thời điểm này chỉ có 1.556 hộ/7.537 hộ được dùng nước sạch, đạt tỷ lệ hơn 22 %.

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Hộp điều khiển tự động đã hỏng từ năm 2002, đến nay vẫn không thể sửa chữa

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Nhà máy cấp nước Phố Châu (hay còn gọi là Chi nhánh cấp nước Hương Sơn) đã được đầu tư xây dựng cách đây 22 năm với công suất tối đa đạt 600m3/ngày đêm. Đây là công suất thiết kế để phục vụ cho vài ngàn hộ dân thị trấn Phố Châu khi chưa mở rộng (chỉ 7 khối phố) và một số vùng phụ cận.

Tuy nhiên, đến nay, thị trấn đã được mở rộng, dân cư ở trung tâm huyện lỵ và các xã phụ cận cũng đã đông gấp nhiều lần so với trước nhưng công suất nhà máy không được cải thiện.

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Để hệ thống cấp nước hoạt động, công nhân nhà máy phải vận hành thủ công

Thực tế cho thấy, hiện nay, nhà máy phải vận hành vượt công suất thiết kế và thường phải duy trì ở mức 900m3/ngày đêm. Mặc dù đã cố gắng khắc phục khó khăn về công suất nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Theo ước tính, hiện tại khu vực này cần 1.800m3 nước sinh hoạt/ngày đêm, đến năm 2020 cần khoảng 3.000m3/ngày đêm và đến 2025 là 7.000-10.000 m3/ngày đêm...

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Công ty phải gửi máy bơm hút nước nguyên liệu ở Trạm bơm Ghềnh (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hương Sơn), khi mưa lũ đến thì phải tháo máy bơm cất, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất...

Lý giải cho việc này, Giám đốc Trần Quốc Tuyết cho rằng: "Từ khi xây dựng đến nay, nhà máy không được đầu tư, nâng cấp dẫn đến ngày càng lạc hậu, xuống cấp, không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Đặc biệt, vào năm 2002, nhà máy bị ngập nước do lũ lụt lớn, bộ phận điều khiển tự động bị hỏng nên phải vận hành bằng tay cho đến nay".

Nhà máy công suất thấp, dân sống

Lãnh đạo Nhà máy cấp nước Phố Châu kiểm tra quy trình sản xuất nước sạch của đơn vị...

“Đề đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trong vùng, đề nghị Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh, chính quyền các cấp ưu tiên đầu tư nâng cao công suất, mở rộng hệ thống mạng lưới nước sạch và có phương án chuyển nguồn nước thô từ sông Ngàn Phố sang đập Khe Mơ để chủ động cấp nước trong mùa mưa lũ” - ông Tuyết cho biết thêm.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Nhà máy cấp nươc Phố Châu do UBND thị trấn Phố Châu liên doanh với Công ty Véc tơ (Hà Nội) đầu tư xây dựng năm 1996 với mức đầu tư 3,5 tỷ đồng cho giai đoạn 1, công suất 600m3/ngày đêm. Dự kiến giai đoạn hai sẽ được thực hiện ngay sau khi giai đoạn một hoàn thành để đưa công suất hoạt động lên hơn 2.500m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do nhận thấy kinh doanh không hiệu quả nên đối tác bỏ lại dự án, bàn giao lại cho địa phương quản lý, duy trì hoạt động. Đến tháng 4/2010 thì được bàn giao lại cho Công ty Cổ phần cấp nước Hà Tĩnh. Và từ khi đầu tư xây dựng đên nay, nhà máy cơ bản chỉ khai thác các dây chuyền, máy móc, trang thiết bị đã được đầu tư cho giai đoạn ban đầu.

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch thưa thớt vì kỳ nghỉ lễ khi các nhà đầu tư hướng đến chiến lược lãi suất của Fed...
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Đón Tết linh đình cùng kho quà gần 5,6 tỷ đồng từ VNPT

Đón Tết linh đình cùng kho quà gần 5,6 tỷ đồng từ VNPT

Chỉ với 20.000đ nạp thẻ, đăng ký, gia hạn gói cước Di động VinaPhone hoặc Internet VNPT, khách hàng sẽ có ngay cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max, iPhone 16 cùng hàng ngàn quà tặng giá trị trong siêu khuyến mại mùa Tết của nhà mạng.
Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Hàng tết lên kệ, sức mua chưa như kỳ vọng

Thời điểm này, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh, hàng hóa tết với đa dạng mẫu mã, giá cả đã lên kệ để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng sức mua còn yếu.
Metro số 1 chính thức khai thác thương mại

Metro số 1 chính thức khai thác thương mại

Sau 17 năm kể từ khi TP.HCM phê duyệt chủ trương xây dựng, tuyến đường sắt đô thị metro số 1 chính thức được vận hành thương mại trong sự xúc động của lãnh đạo TP và sự mong chờ của người dân.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.