Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Bằng, Doãn Nho… được trao giải thưởng Hồ Chí Minh

Danh sách các tác giả được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016 vừa được tiết lộ chiều ngày 20-2.

nhac si nguyen trong bang doan duoc trao giai thuong ho chi minh

Nhạc sĩ Doãn Nho (phải) và ca sĩ Tùng Dương với giải thưởng Bài hát của năm 2012 dành cho Chiếc khăn piêu tại đêm tổng kết trao giải Bài hát yêu thích - Ảnh: GIA TIẾN

Danh sách do ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng (Bộ VH-TT&DL) cung cấp cho báo chí.

Quyết định tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký đầu năm 2017 trao tặng cho các tác giả có cụm tác phẩm xuất sắc và đặc biệt xuất sắc về văn học nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này được tặng cho 7 tác giả: GS. TS. NSND Lê Ngọc Canh (Lý Lai Anh), NSND Chu Thuý Quỳnh, TS Trần Đình Ngôn, tác giả Nguyễn Thế Khoán (Mịch Quang), GS. NSND Nguyễn Trọng Bằng, nhạc sĩ Doãn Nho, PGS Triệu Đạt Hiền (Chu Minh).

Ba cố tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh là Nguyễn Xuân Thiều; nhạc sĩ Hoàng Phi Hồng (Hoàng Hà, Cẩm La); nhà văn Trần Hữu Mai.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký quyết định tặng giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả và 11 cố tác giả.

Một số tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước như: NGND Hoàng Cương, GS. TS Trần Thế Bảo, NSND Lê Văn Thi, NSND Phạm Nhuệ Giang, NSND Trần Thế Dân, TS Ngô Phương Lan, NSND Đào Bá Sơn, NSUT Nguyễn Xuân Sơn, KTS Lê Thành Vinh, NSND Hà Bắc, Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn)…

Trước đó, ngày 21-11-2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Ban thi đua khen thưởng Trung ương, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về việc "chưa xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật" cho 39 tác giả, trong đó có: nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Thu Bồn, nhạc sĩ Thuận Yến, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, tác giả Ninh Viết Giao, nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng, tác giả Trần Bảng, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên...

Ngoài ra, những tác giả “trượt” giải thưởng Nhà nước có nhiều tác giả gương mặt quen thuộc như: nhà nghiên cứu di sản Trần Lâm Biền, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhạc sĩ Lê Việt Hòa, nhà văn Nguyễn Đình Lạp, nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh, nhạc sĩ Nguyễn Thế Song…

Ngày 25-11-2016, Bộ VH-TT&DL có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục xét giải thưởng Nhà nước với ba tác giả: Minh Chuyên, Lê Đức Tiến, Nguyễn Thị Phương Hoa.

Mới đây, ngày 14-2-2017, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho hai tác giả là nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Thu Bồn.

Tờ trình cho biết hai tác giả này có hồ sơ đủ điều kiện và tỉ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước nhưng thiếu giải thưởng theo quy định (giải thưởng trong các cuộc thi do Bộ VH-TT&DL hoặc các hội văn học nghệ thuật trung ương tổ chức hoặc giải thưởng quốc tế). Tuy vậy, các tác phẩm của hai tác giả đều được công luận và Hội đồng cấp Nhà nước đánh giá cao. Nên Bộ VH-TT&DL trình Thủ tướng xem xét, trình Chủ tịch nước xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho hai tác giả.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.