Nhật Bản mở rộng trừng phạt Triều Tiên vì các vụ phóng thử tên lửa

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, ngày 18/10, Nhật Bản đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên.

Nhật Bản mở rộng trừng phạt Triều Tiên vì các vụ phóng thử tên lửa

Cờ Triều Tiên gần làng đình chiến Panmunjom bên trong khu phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên, Hàn Quốc, ngày 19/7/2022. (Ảnh: Reuetrs)

Các biện pháp trừng phạt Triều Tiên bổ sung gồm phong tỏa tài sản của thêm 5 tổ chức do họ tham gia vào các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Các biện pháp trừng phạt bổ sung, được thông qua tại cuộc họp Nội các Nhật Bản vào buổi sáng 18/10, sau khi Triều Tiên liên tục thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản kể từ cuối tháng 9, trong đó có một vụ vào đầu tháng 10 này, tên lửa bay qua quần đảo Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm, trong bối cảnh Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiến hành các cuộc tập trận chung gần bán đảo Triều Tiên.

Năm tổ chức trong danh sách trừng phạt bổ sung gồm Bộ Công nghiệp Tên lửa của Triều Tiên và bốn công ty thương mại.

“Triều Tiên đang tiếp tục một loạt các hành động khiêu khích với tần suất cao, chẳng hạn như bắn tên lửa đạn đạo 23 lần trong năm nay”, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi phát biểu tại một cuộc họp báo, đồng thời gọi hành động của Triều Tiên là “bạo lực” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Ông Matsuno nói với báo giới, những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng là “mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra” đối với an ninh của Nhật Bản và những “hành động liều lĩnh” đe dọa hòa bình và ổn định quốc tế như vậy là “hoàn toàn không thể dung thứ”.

Nhật Bản mở rộng trừng phạt Triều Tiên vì các vụ phóng thử tên lửa

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. (Ảnh Kyodo)

“Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên thực hiện các hành động cụ thể để giải quyết những vấn đề khác nhau”, bao gồm các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa cũng như những vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ, ông Matsuno tuyên bố.

Ngoại trưởng Matsuno cho biết, các vụ bắt cóc công dân Nhật Bản do các điệp viên Triều Tiên tiến hành trong những năm 1970 và 1980 là một trong những thách thức lớn mà chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio phải đối mặt.

Động thái của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra sau khi Hàn Quốc vào ngày 14/10 áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên, lần đầu tiên trong 5 năm sau vụ phóng tên lửa vào đầu ngày, bao gồm 15 cá nhân và 16 tổ chức liên quan đến các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng Triều Tiên có thể thực hiện vào các hành động khiêu khích bổ sung, bao gồm cả vụ thử hạt nhân lần thứ 7, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2017.

Theo VTV

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.