Ăn trước khi tập
Khi nhiệt độ giảm thấp, cơ bắp sẽ mất thêm calo để sinh nhiệt. Tập luyện khi đang đói có là không tốt chút nào. Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi tập, có đủ đạm, calo. Ăn thức ăn có carb hấp thụ chậm để cung cấp calo duy trì trong khi tập như yến mạch, khoai lang, các loại đậu.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Để tránh bị hạ thân nhiệt và phòng ngừa những căn bệnh như cảm cúm, bạn không nên mặc quần áo có chất liệu 100% cotton vì mồ hôi không thể bay hơi khiến cơ thể nhiễm lạnh, các khớp cần được che chắn.
Cần lựa chọn trang phục phù hợp khi tập luyện trong mùa đông.
Sau khi tập xong, bạn nên lau khô người và thay quần áo. Nếu tập ngoài trời, ta có thể mang theo một chiếc khăn khô, áo khoác để giữ nhiệt. Giày tập nên chọn loại có đế chống trượt và chắc chân. Không nên đi giày quá chật, kín vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu ở chân.
Khởi động thật kỹ
Khởi động trước khi tập luyện là điều bắt buộc. Vào mùa đông, bạn cần khởi động nhiều hơn, có thể gấp đôi bình thường. Hệ thống tuần hoàn của bạn sẽ bơm máu giàu ôxy hơn đến các cơ bắp. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường khả năng lưu thông máu khắp cơ thể, các nhóm cơ giãn ra, giảm thiểu các chấn thương khi tập luyện.
Hít thở đúng cách
Bạn rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp khi tập thể dục trời lạnh. Bạn hãy học cách thở bằng bụng, hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra. Trong khi tập, nên tránh há miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh hô hấp khác.
Uống đủ nước
Dù thời tiết nóng hay lạnh, việc uống đủ nước vẫn rất quan trọng. Khi mất nước, cơ thể bị hạ nhiệt. Bạn nên sử dụng nước ấm trong khi tập luyện.
Uống đủ nước khi tập luyện.
Thiếu nước là hiệu suất hoạt động của cơ bắp kém đi. Tăng nguy cơ chuột rút. Không những thế thiếu nước còn làm mô sụn kém hiệu quả, gây đau khớp, cứng khớp. Vì vậy hãy chắc chắn rằng, bạn uống đầy đủ nước trước, trong và sau khi tập.
Không nghỉ quá lâu giữa các bài tập
Nhiệt độ giảm khi trời lạnh cũng làm cơ bắp mất nhiệt nhanh, nghỉ 2-3 phút có thể làm cơ bắp trở về nhiệt độ như chưa khi khởi động. Vì vậy chỉ nên nghỉ khoảng 60 giây giữa các bài bài, tránh nguội cơ bắp, giảm hiệu quả luyện tập. Nếu chưa chuẩn bị tốt các yếu tố trên, bạn không nên tập thể thao ngoài trời, hãy luyện tập trong nhà để đảm bảo sức khỏe.
Trời lạnh càng nên tập luyện
Tập luyện vào trời lạnh khiến cơ thể bạn khỏe hơn. Lợi ích đầu tiên có thể kể đến đó chính là giảm mỡ. Tập luyện vào mùa lạnh thì khả năng đốt mỡ gấp 15 lần. Vào mùa đông, các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt, từ đó phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn mùa hè. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thể trạng, cách thức tập luyện của mỗi người sẽ có khả năng đốt cháy năng lượng khác nhau.
Trong thời tiết lạnh, quả tim phải hoạt động nhiều hơn để máu được vận chuyển đều đặn đến các cơ quan của cơ thể. Khi quả tim không khỏe, việc phải làm việc nhiều hơn vào mùa này sẽ gây áp lực lên tim, từ đó dễ gặp phải các nguy cơ đột quỵ và chấn thương. Chính vì thế, nếu kiên trì với những bài tập giúp tim mạch khỏe hơn sẽ giúp bạn chống lại những nguy cơ bệnh tật vào những ngày mùa đông. Hơn nữa, các bài tập này còn giúp bạn tăng thêm sức bền để thực hiện các bài tập cho những nhóm cơ chuyên biệt khi tập cùng tạ.
Ngoài ra, thực hiện các bài tập gym đều đặn không chỉ giúp bạn tăng tuần hoàn máu, hệ miễn dịch mà còn giúp bạn tránh phải những bệnh vặt khi thời tiết thay đổi như ho, cảm, sổ mũi, đau đầu.
Tập luyện vào mùa lạnh không chỉ giúp bạn khỏe khoắn hơn mà còn giúp các cơ quan như tim mạch, tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người sẽ có những phương pháp tập luyện khác nhau để phù hợp hơn. Ngoài việc phải trang bị quần áo tập thể dục đủ ấm, những người bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường cần biết rõ tình trạng bệnh của mình trước khi tập, tránh tình trạng ngất xỉu, quá sức khi tập luyện.