Những điều cần biết về hiện tượng giật mình lúc ngủ

Giật mình lúc ngủ không phải là một căn bệnh hoặc một rối loạn hệ thần kinh. Nó là sự co giật cơ đột ngột chủ yếu xuất hiện trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. 70% dân số thế giới từng gặp hiện tượng này. Dưới đây là những điều bạn cần biết về hiện tượng này.

nhung dieu can biet ve hien tuong giat minh luc ngu

Nguyên nhân gây giật mình

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực này, nguyên nhân chính xác gây giật mình vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giật mình

Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ.

Uống rượu và đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ cũng có thể gây giật mình. Do vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống này trước khi đi ngủ.

Thực hiện những bài tập nặng vào tối muộn có thể dẫn tới giật mình đột ngột khi ngủ, điều này cũng có thể do thiếu canxi, magiê hoặc sắt.

Ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Sử dụng các chất kích thích như các thuốc không kê đơn và thuốc có thể cũng gây giật cơ.

Tại sao và khi nào bạn bị giật mình?

Giật mình thường xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ quá nhanh. Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, nhịp tim và hơi thở chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn đang kiệt sức và mê mệt trên giường, não trải qua giai đoạn này quá nhanh. Khi các cơ thư giãn và não vẫn hoạt động nó tạo ra cảm giác rơi xuống, điều này khiến não phản ứng với một cú giật hóa học khiến bạn giật mình và tỉnh giấc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thiếu một số dinh dưỡng nhất định như magiê canxi, vitamin B12 cũng có thể dẫn tới giật mình khi ngủ.

Phòng ngừa giật mình như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ có một trong những yếu tố nguy cơ, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách dưới đây:

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng.

Tránh tập luyện khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ

Đảm bảo dành một khoảng thời gian để thư giãn trước khi ngủ với các kỹ thuật thư giãn hoặc tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi ngủ.

Tránh uống soda, cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein khác trước khi ngủ. Cũng tránh hút thuốc và uống rượu ngay trước khi lên giường.

Cố gắng tránh suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi đi ngủ

Đảm bảo bổ sung đủ magiê, canxi trong chế độ ăn để phòng ngừa co cơ và dây thần kinh. Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Ăn ít thực phẩm nhiều đường, muối và nhiều hoa quả tươi, rau.

Nếu giật mình đang cản trở giấc ngủ của bạn hoặc nếu cảm giác về chúng khiến bạn ngủ không đủ 8 tiếng, bạn nên không nên bỏ qua và nên đi khám bác sĩ.

Điều trị giật mình như thế nào?

Không có phương pháp điều trị giật mình vì nguyên nhân chính xác gây ra nó chưa được làm rõ. Trong nhiều trường hợp, nó xuất hiện một cách tự nhiên ở người khỏe mạnh bất kể người đó có bị rối loạn giấc ngủ hay không. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng có thể giảm giật mình khi ngủ bằng cách giảm sử dụng các chất kích thích hoặc tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình giấc ngủ hoặc giảm hoạt động thể chất nặng vào buổi tối.

Theo BS Nhật Nguyệt/SK&ĐS

Đọc thêm

7 thực phẩm tưởng 'lành mạnh' lại gây tăng cân

7 thực phẩm tưởng 'lành mạnh' lại gây tăng cân

Nhiều thực phẩm được gắn mác 'lành mạnh' thường khiến bạn yên tâm thưởng thức mà không lo tăng cân. Thế nhưng, nếu không để ý đến thành phần và khẩu phần, những thực phẩm này có thể âm thầm góp phần gây tăng cân ngoài ý muốn.
"Sỏi im lặng" âm thầm gây biến chứng nặng

"Sỏi im lặng" âm thầm gây biến chứng nặng

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là "sỏi im lặng".
Thiểu sản men răng: Chớ xem thường!

Thiểu sản men răng: Chớ xem thường!

Nếu men răng của bạn không được hình thành đầy đủ, có dấu hiệu mềm, mỏng và dễ vỡ làm lộ lớp ngà răng bên dưới, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng thiểu sản men răng.