|
Khang Ba Thập (Ordos, Nội Mông, Trung Quốc) là đô thị ma lớn nhất thế giới. Khu đô thị hiện đại với kiến trúc tiên tiến, sân vận động lớn và không gian công cộng tuyệt đẹp được xây dựng trong vòng chưa đầy 10 năm, nhưng thất bại trong việc thu hút cư dân. Khang Ba Thập đủ sức chứa 300.000 người, nhưng số dân chuyển đến chỉ là 70.000. Sau đó, những người này bắt đầu rời đi. Thành phố ngừng xây dựng và phá sản. Ngày nay, nơi đây hóa thành phố ma với hầu hết tòa nhà trống rỗng. |
|
Wittenoom (Australia) bị amiăng tràn ngập. Wittenoom được thành lập với vai trò là thị trấn khai thác ở Tây Australia vào năm 1946. Hẻm núi gần đó tràn ngập amiăng xanh, vật liệu xây dựng thô quan trọng đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh mối lo ngại về sức khỏe tăng, nhu cầu về amiăng giảm dẫn đến việc đóng cửa mỏ vào năm 1966. Hầu hết cư dân chuyển đi, Wittenoom chính thức đóng cửa vào năm 2007. Chính phủ Australia hạn chế quyền vào thị trấn khai thác cũ và xóa Wittenoom khỏi tất cả bản đồ chính thức. Tính đến năm 2018, chỉ có 3 cư dân thường trú ở Wittenoom. |
|
Varosha (Famagusta, Síp) từng là điểm du lịch nổi tiếng. Trong suốt đầu những năm 1970, Varosha là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp. Khi chiến tranh xảy ra ở khu vực xung quanh, người dân đã di tản khỏi Varosha. Nơi này bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Đến thăm Famagusta, du khách có thể thấy những tòa nhà và bãi biển của Varosha bị thiên nhiên xâm chiếm từ phía xa hàng rào quân sự. |
|
Craco (Italy) là bối cảnh của nhiều bộ phim. Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm từ 1060, Craco chứng kiến nhiều cuộc xung đột giữa quân vương, quân đội và hệ tư tưởng chính trị. Năm 1963, 1.800 cư dân cuối cùng buộc phải rời khỏi Craco. Nơi đây trở thành bối cảnh ngoạn mục và chân thực cho các bộ phim như Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa) và The Passion of the Christ (Cuộc khổ nạn của Chúa). Mặc dù bị bỏ hoang, Craco vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của Italy và có trong danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới năm 2010. |
|
Cư dân của Centralia (Pennsylvania, Mỹ) sợ ngộ độc khí carbon monoxit (CO). Lửa than dưới thị trấn Centralia hoành hành từ năm 1962 và có thể cháy thêm 250 năm nữa. Trong những năm lửa bùng cháy, cư dân dần từ bỏ nhà ở vì không chỉ sợ ngọn lửa bên dưới mà còn có những hố sụt bất ngờ và ngộ độc khí carbon monoxit. Khách du lịch thích mạo hiểm vẫn đến Centralia bằng cách đi bộ dọc theo con đường nứt nẻ dẫn vào thị trấn. |
|
Thiên Đô Thành (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) là bản sao của Paris. Được xây dựng với những khu nhà ở xa xỉ khổng lồ, Thiên Đô Thành mô phỏng thành phố ánh sáng nổi tiếng của Pháp từ kiến trúc đến Vườn Luxembourg hay Tháp Eiffel thu nhỏ cao hơn 90m. Với sức chứa hơn 10.000 cư dân, thành phố hầu hết vẫn bị bỏ hoang, ngoại trừ công viên giải trí theo chủ đề Pháp gần đó vẫn có nhân viên ở. |
|
Pripyat (Ukraine) là nơi xảy ra thảm họa điện hạt nhân tàn khốc nhất trong lịch sử. Năm 1970, Pripyat được xây dựng đặc biệt cho công nhân nhà máy điện hạt nhân gần đó. Thành phố có hơn 13.000 căn hộ, trường học cho 5.000 trẻ em, 20 cửa hàng và quán cà phê, trung tâm văn hóa, bệnh viện... khi thảm họa xảy ra tại nhà máy điện Chernobyl năm 1986. Toàn bộ cư dân được sơ tán và tái định cư ở nơi khác. Vì mức độ phóng xạ giảm đáng kể trong những năm qua, mọi người được phép quay lại “Khu vực loại trừ hạt nhân”. |
|
Đảo Hashima (Nagasaki , Nhật Bản) từng là cộng đồng nhộn nhịp. Ban đầu là nơi cư trú cho công nhân các mỏ than dưới đáy biển vào năm 1887, đảo Hashima nhanh chóng mở rộng với các tòa nhà cao tầng và hơn 5.000 cư dân. Sau đó, các mỏ đóng cửa vào năm 1974 vì Nhật Bản dừng sử dụng điện than, cư dân cũng chuyển đi. Với lịch sử thú vị và kiến trúc nổi bật, du lịch đến đảo bắt đầu phát triển từ năm 2009. Mặc dù chỉ phần nhỏ của hòn đảo mở cửa cho công chúng, Hashima vẫn mang đến cái nhìn độc đáo về nền công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. |