[Nóng] Bầu chọn thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ mới

(Baohatinh.vn) - Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm nay (ngày 17/6, theo giờ Mỹ) sẽ tiến hành bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) cho nhiệm kỳ 2021 - 2022.

[Nóng] Bầu chọn thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ mới

7 quốc gia đang cạnh tranh cho 5 vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. (Ảnh: AFP)

HĐBA LHQ là cơ quan chính trị quan trọng nhất của LHQ. HĐBA gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu chọn.

Trong khi số thành viên thường trực này cố định, 10 thành viên không thường trực còn lại sẽ được bầu luân phiên và có nhiệm kỳ 2 năm. Vì tổ chức bầu luân phiên, mỗi năm sẽ lần lượt có 5 thành viên mới kết hợp làm việc với 5 thành viên cũ.

Theo quy tắc của HĐBA, 10 ghế không thường trực được phân chia theo khu vực địa lý.

Năm nay, có tổng cộng 7 ứng viên tham gia ứng cử 5 vị trí ủy viên không thường trực HĐBA.

Trong số này, 1 vị trí dành cho nhóm các nước châu Phi, 1 vị trí cho nhóm các nước Mỹ Latinh và Caribbean, 2 vị trí cho nhóm nước Đông Âu và Tây Âu, 1 vị trí cho nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Kenya và Djibouti đang ganh đua cho 1 ghế ứng cử viên của nhóm các nước châu Phi. Trong khi 3 quốc gia Canada, Ireland và Na Uy đang cạnh tranh cho 2 ghế đại diện cho nhóm các nước thuộc Đông Âu và Tây Âu.

Ấn Độ không có đối thủ khi là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương tranh cử nhiệm kỳ 2021-2022. Tương tự là Mexico cho vị trí đại diện nhóm khu vực Mỹ Latinh và Caribbean.

Mặc dù có truyền thống cử ứng viên cho mình, nhóm các nước châu Phi năm nay đang phải “đau đầu” trong việc lựa chọn giữa Kenya và Djibouti.

Kenya có được lợi thế là sự ủng hộ của Liên minh châu Phi (AU). AU cho biết trong HĐBA hiện đã có Niger và Tunisia dùng tiếng Pháp nên không thể đề cử thêm nước sử dụng tiếng Pháp như Djibouti. Trong khi đó Kenya là nước sử dụng tiếng Anh.

Tuy nhiên, Djibouti dẫn tiền lệ năm 2001 khi cả 3 đại diện châu Phi là Mali, Mauritius và Tunisia đều sử dụng tiếng Pháp.

Cả Kenya và Djibouti đều rất cương quyết trong việc chống khủng bố và bạo lực cực đoan ở châu Phi.

Kenya đã “mở cửa” đối với những người tị nạn từ Somalia và Nam Sudan, cũng như có những hỗ trợ cho chính phủ của hai nước này.

Trong khi, Djibouti cũng lưu ý về vai trò của mình như là vị trí chiến lược về quốc phòng cho các quốc gia gồm Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, Djibouti cũng có những đóng góp ở Somalia.

Về phía nhóm các quốc gia Đông Âu và Tây Âu, Canada cũng đang rất “khát khao” cho một vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.

Lần cuối cùng Canada giữ ghế ủy viên không thường trực HĐBA là nhiệm kỳ 1999-2000. Cách đây 10 năm, Canada đã để mất cơ hội chiến thắng một lần nữa trước Bồ Đào Nha.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đặt nhiều kỳ vọng vào lần bầu cử năm nay. Và một thất bại được cho là có khả năng gây ảnh hưởng đến uy tín chính trị trong nước của ông Trudeau.

Lo sợ gian lận và thao túng, Đại hội đồng LHQ năm nay sẽ không thực hiện bỏ phiếu điện tử. Tất cả 193 nước thành viên sẽ tiến hành bỏ phiếu kín vào các thời điển được chỉ định rải rác suốt cả ngày 17/6 tại hội trường lớn tại trụ sở LHQ ở thành phố New York, Mỹ.

Để trúng cử, nước ứng cử phải có được ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ của các nước thành viên LHQ tham gia bỏ phiếu, tức là phải có được ít nhất 128 phiếu ủng hộ trên tổng số 193 nước thành viên LHQ hiện nay.

Từ tháng 1/2020, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đồng thời đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2020 và tháng 4/2021.

Trước đó, tại khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Đây là lần thứ hai, Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc để đảm nhận trọng trách này, giúp Việt Nam phát huy những thành công trong nhiệm kỳ 10 năm trước (2008 - 2009) và tiếp tục có những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm đối với Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng trong nhiệm kỳ 2020-2021.

(Theo AFP)

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.