Nữ giám đốc “dính chàm” vì trốn thuế

(Baohatinh.vn) - Dù biết phạm pháp nhưng Nguyễn Thị Hiển vẫn tìm mọi cách “qua mặt” lực lượng chức năng Hà Tĩnh để thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.

IMG_0145 2 copy.jpg
Bị cáo Nguyễn Thị Hiển tại phiên xử sơ thẩm.

Bước vào phòng xử án, Nguyễn Thị Hiển (trú tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) tỏ ra sợ hãi và liên tục trình bày không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xử án lâu năm, vị thư ký phiên tòa lên tiếng: “Bị cáo không khỏe ở đâu, nếu cần thiết chúng tôi sẽ mời cán bộ y tế đến khám”. Nghe vậy, Hiển vội thay đổi sắc mặt và chấp hành quy định của phiên tòa.

Dù vậy, để phiên xử diễn ra vừa đảm bảo tính nghiêm minh vừa nhân văn, HĐXX sau đó đã cho Hiển được ngồi thay vì phải đứng trong quá trình xét hỏi. Diễn biến tại phiên tòa, khác với giọng ốm yếu lúc đầu, Hiển trả lời rõ ràng, dứt khoát các câu hỏi mà vị chủ tọa đặt ra.

Theo cáo trạng do đại diện Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh công bố, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 - 12/2023, Nguyễn Thị Hiển là người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc Công ty CP Thành Vinh Hà Tĩnh đã có hành vi bán gần 22,6 triệu viên gạch với tổng giá trị tiền hàng hóa gần 30 tỷ đồng nhưng không xuất hóa đơn GTGT và không kê khai nộp thuế nhằm mục đích trốn thuế. Tổng số tiền thuế Công ty CP Thành Vinh Hà Tĩnh đã trốn thuế là hơn 2,7 tỷ đồng.

IMG_6100 copy.jpg
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh công bố bản cáo trạng.

Trả lời phần chất vấn của chủ tọa về hành vi của mình, Nguyễn Thị Hiển cho biết, do hoạt động SXKD của công ty gặp nhiều khó khăn nên bị cáo đã nảy sinh kế hoạch trốn thuế nhằm giảm bớt các khoản chi, tiết kiệm cho công ty. Cùng đó, muốn tăng thêm nguồn vốn để phục vụ cho việc kinh doanh.

“Do làm ăn khó khăn nên bị cáo đã tìm cách “lách luật”, trốn thuế bằng việc chỉ đạo lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để che dấu số lượng gạch xuất bán thực tế của công ty. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo kế toán bán hàng nội bộ lập một hệ thống sổ sách ghi chép, theo dõi, tổng hợp số lượng gạch được xuất bán thực tế hằng ngày của công ty như: lập phiếu xuất kho, ghi chép số lượng, số loại gạch được xuất bán, tổng hợp số tiền mà khách hàng đã thanh toán, còn nợ.

Đồng thời, chỉ đạo một nhân viên khác lập một hệ thống sổ sách kế toán theo dõi các số liệu chứng từ, hóa đơn GTGT mua vào và số hàng hóa bán ra có xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng; chỉ đạo nhân viên này báo cáo, kê khai thuế đối với số hàng hóa bán ra có xuất hóa đơn thuế GTGT. Còn khối lượng hàng hóa xuất bán không xuất hóa đơn thuế GTGT thì bị cáo không cung cấp cho nhân viên này để kê khai thuế, báo cáo tài chính theo quy định. Bằng cách này, bị cáo đã trốn thuế với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng” - Nguyễn Thị Hiển khai báo.

Được nói lời sau cùng, Nguyễn Thị Hiển giải bày, là người làm chủ công ty, hơn ai hết, bị cáo nhận thức được hành vi trốn thuế là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Sau khi sự việc bại lộ, bị cáo đã vay mượn nộp 1 tỷ đồng, số còn lại do khó khăn nên bị cáo chưa thanh toán kịp. Bị cáo đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, tha thiết nhận được sự khoan hồng của pháp luật để sớm khắc phục những tổn thất mình đã gây ra.

IMG_0144 3 copy.jpg
HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Thị Hiển.

Bước vào phần tuyên án, HĐXX đã làm rõ thêm hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Hiển, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để phòng ngừa chung. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh... Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, làm mất trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc doanh nghiệp bất chấp lợi ích mà thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế sẽ bị nghiêm trị theo quy định.

Sau khi cân nhắc kỹ các tình tiết, HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hiển mức án 30 tháng tù giam về tội “Trốn thuế” và buộc bồi thường toàn bộ số tiền đã trốn thuế. Đây cũng là bài học cho những cá nhân, doanh nghiệp đang có ý định “qua mặt” lực lượng chức năng để thực hiện hành vi sai phạm này.

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.
Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.