“Ô nhiễm trắng” trên đồng ruộng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nông dân Hà Tĩnh thường có thói quen dùng ni lông che phủ cho mạ và một số cây trồng khi thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, những tấm ni lông sau đó lại bị vứt ngay tại ruộng khiến nhiều cánh đồng đang bị “ô nhiễm trắng” bởi thứ rác thải nguy hại này.

o nhiem trang tren dong ruong ha tinh

Bao ni lông ngổn ngang trên nhiều tuyến đường nội đồng ở Hà Tĩnh

Dọc cánh đồng lúa tại các xã như Song Lộc, Yên Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc (Can Lộc), dễ nhận thấy bạt ni lông bị vứt bừa bãi trên bờ ruộng, mép đường, dưới kênh mương và cả ở những vũng nước trũng. Thậm chí có những thửa ruộng túi ni lông còn “sống chung” với lúa.

Ông Hướng (nông dân Yên Lộc, Can Lộc) cho biết: “Bạt ni lông sau khi làm “nhà” cho lúa xong, nếu còn nguyên vẹn thì được dùng lại căng dọc bờ ruộng để ngăn chuột xuống ruộng phá lúa hoặc có thể dùng làm "cờ” để đuổi chim. Khi không còn dùng nữa thì vứt lên bờ ruộng, ven đường, đợi khi xã phát động ra quân làm nội đồng thì gom lại đốt. Một số thì chôn lẫn với bùn đất”.

Ông Dương Chí Sơn - Chủ tịch UBND xã Yên Lộc (Can Lộc) cho biết: ‘Người dân dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của loại rác thải này nên sau khi sử dụng tiện đâu vứt đó”.

o nhiem trang tren dong ruong ha tinh

Bao ni lông chất đống trên đường liên xã ở Thái Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Một số xã của huyện Đức Thọ như Đức Thịnh, Đức Châu, Đức Tùng, Thái Yên… cũng xẩy ra tình trạng tương tự. Đặc biệt ở xã Thái Yên, bạt ni lông không còn sử dụng được chất thành đống dọc đường liên xã, phủ kín các con đường nội đồng, tấp đầy mương nước.

“Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại qua các năm trong vụ đông xuân. Những khu vực gần chợ, người ta còn vứt cả những loại rác khác xuống ruộng” ông Bùi Quang Tuấn ở xã Thái Yên kể.

o nhiem trang tren dong ruong ha tinh

Mương tưới tiêu cũng tắc nghẽn...

Hiểm họa từ bao bì ni lông đã được cảnh báo, thậm chí được gọi là "ô nhiễm từ túi ni lông là “ô nhiễm trắng” bởi những tác hại như: cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, sự phát triển của hệ sinh thái dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai; khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải, cản trở công tác thủy lợi. Ngoài ra còn dẫn tới vô số những tác hại khác đối với môi trường và con người…

Chính vì vậy việc làm được xem là “thói quen” trên của người nông dân chẳng khác nào đang tự tay mình hủy hoại tư liệu sản xuất.

Đọc thêm

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững tại TP Hà Tĩnh

Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.