OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 1 năm thực hiện, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng quê gắn với bảo tồn văn hóa và đặc trưng của mỗi vùng miền.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng trao chứng nhận cho các chủ cơ sở có sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, 4 sao (đợt 1/2019)

Chương trình OCOP đã và đang được Hà Tĩnh triển khai nhằm mục tiêu tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời, đưa việc thực hiện xây dựng nông thôn mới càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Là một trong những tỉnh triển khai, phê duyệt chương trình OCOP khá sớm (tháng 11/2018), Hà Tĩnh đã xây dựng đề án bám sát hướng dẫn, đề cương chương trình OCOP Trung ương.

Đề án OCOP Hà Tĩnh được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước; Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức phát triển theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Tĩnh

Gian hàng sản phẩm OCOP Hà Tĩnh tại Hội chợ Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3.

Từ cách triển khai đề án đến công tác tuyên truyền, vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, đặc biệt là chủ thể tham gia chương trình, năm 2019, Hà Tĩnh đã hoàn thành mục tiêu có 112 sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình OCOP; đặc biệt có 72 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao.

Chương trình OCOP như làn gió mới giúp các cá nhân, hộ sản xuất, hợp tác xã phát huy tính sáng tạo trong quá trình sản xuất; làm bệ đỡ cho các sản phẩm nông nghiệp vươn xa hơn thị trường truyền thống lâu nay.

Các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP đều dựa trên lợi thế phát triển các sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương. Từ đó, các địa phương sẽ nâng cấp sản phẩm chính của mình - với sự sáng tạo, tư duy đổi mới của người dân để nâng cao giá trị sản phẩm.

OCOP - động lực phát triển kinh tế nông thôn Hà Tĩnh

Đoàn kiểm tra, thẩm định sản phẩm OCOP của tỉnh kiểm tra, đánh giá tại cơ sở sản xuất nước mắm Nhất Ninh (thị xã Kỳ Anh).

Tham gia OCOP là cơ hội tốt cho các nông sản vùng miền đến với thị trường dễ dàng hơn. Các cơ sở được lựa chọn tham gia chương trình OCOP tập trung đầu tư sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường sản phẩm có chất lượng tốt nhất…

Trong giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030, chương trình OCOP Hà Tĩnh được kỳ vọng góp phần đưa sản phẩm chủ lực của địa phương tiếp cận thị trường. Đặc biệt, đây là cơ hội lớn trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng tầm thương hiệu đối với các cơ sở sản xuất, thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Mặc dù bức tranh lạm phát vẫn chưa rõ ràng và nhu cầu về đồ trang sức vàng có thể suy yếu ở một số khu vực, nhưng triển vọng chung về giá vàng thế giới trong năm tới là tích cực, theo các nhà phân tích của Tập đoàn Heraeus Precious Metals.
Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục biến động trái chiều trong phiên điều hành theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính – Công Thương.