‘Ông ăn chả, bà ăn nem’, những đứa trẻ gặm nhấm đau khổ

Ngoại tình, ông ăn chả bà ăn nem vốn không còn là chuyện hiếm. Ly hôn cũng chẳng phải chuyện xa lạ gì.

Người ta có thể kết hôn vì tiền, lấy nhau cũng vì những mục đích cá nhân riêng. Cũng không loại trừ những người sống chết để cưới nhau, mặc cho sự ngăn cấm của gia đình. Nếu như họ vì thế mà trân trọng hạnh phúc, cả đời yêu thương nhau thì quả là điều đáng mưng. Nhưng, ở thời hiện tại, ly hôn như cơm bữa, ra ngõ gặp ly dị. Chuyện vợ chồng kết hôn rồi chia tay, thậm chí bỏ nhau vì những lý do không đâu lại khiến người ta đau lòng.

 an cha ba an nem nhung dua tre gam nham dau kho

Nay anh ngoại tình, mai chị lăng nhăng, chuyện vợ chồng không hòa thuận khiến họ cảm thấy không còn hợp nhau. Và chỉ một câu không hợp là hai người có thể đường ai nấy đi một cách dễ dàng. Họ bận tâm, mải mê với công việc của mình, hoặc mải mê với tự trọng cao sang của bản thân. Có người vì mải mê với tình mới mà quên rằng, mình đã là vợ, là mẹ, làm chồng, làm cha. Họ quyết định ra tòa để mặc những đứa con than khóc, bơ vơ, không có cha, có mẹ, mãi mãi không bao giờ được sống trong tổ ấm đủ đầy.

Tôi có một chị bạn, dù biết chồng phản bội nhưng khi chị công khai bằng chứng, chị lại bị chính nhà chồng nói cho không ra gì. Họ thậm chí còn bênh vực con trai của họ, rằng, ngoại tình là chuyện riêng của anh ta, rằng, anh ta có tiền nên gái bâu vào cũng là chuyện đương nhiên. Họ không những nối giáo cho giặc, còn buông những lời xúc phạm chị, buộc chị phải từ bỏ gia đình chồng.

Nhưng, dù cố gắng thế nào, chị cũng không thể dành được quyền nuôi con. Người đàn ông ấy đã sai nhưng lại không chịu nhận lỗi, muốn có vợ mới, cũng muốn giữ con. Chị muốn thăm con cũng không được. Những ngày đó, chị khóc lóc khổ sở. Chỉ có 2 tuần mà chị sụt những 4kg. Nhìn chị gầy gò, ốm yếu, đau khổ mà tôi thương vô hạn. Chẳng biết làm gì ngoài ở bên cạnh động viên, an ủi người phụ nữ bất hạnh ấy.

Bây giờ, thi thoảng con lại tự cầm điện thoại gọi cho mẹ mà chị khóc không cầm được lòng. Thương con mà họ không cho chị gặp con.

Nỗi bất hạnh của chị lớn nhưng so với con, nỗi bất hạnh ấy còn chưa là gì. Con không có mẹ, con cũng sẽ vĩnh viễn không được sống trong tình yêu thương của mẹ, điều mà lẽ ra những đứa trẻ nhỏ cần nhất.

Chị yêu thương con vô cùng, bây giờ, gần như chị không còn thiết tha gì, chỉ nhớ nhung khóc lóc suốt ngày mà không có cách giải quyết. Có lúc phải quỵ lụy, van xin người ta mà người ta cũng không cho chị gặp con. Buồn thay cho cái gọi là tình nghĩa vợ chồng, yêu đương, tán tỉnh. Buồn thay cho cái gọi là đạo đức con người. Dù anh ta không cần chị cũng phải hiểu, con cái cần có mẹ. Ngăn cấm chị thăm con là điều phi đạo đức. Nhưng họ đâu có hiểu được tình cảm của chị dành cho con.

Còn có những đứa trẻ bất hạnh, ngày ngày phải chứng kiến cha mẹ chúng vùng vằng nhau, cãi chửi nhau, thậm chí đánh nhau trước mặt mình. Tưởng chừng những hành động đó chúng sẽ không đủ lớn để hiểu. Nhưng bố mẹ đã nhầm. Những hình ảnh bạo lực, những ấn tượng mạnh đó sẽ mãi mãi là kí ức đau khổ, hằn vào não của những đứa trẻ. Và khi lớn lên, chúng sẽ bị ám ảnh không ngừng.

Hôm nay đây, biết bao gia đình ly hôn mà không nghĩ tới những nỗi bất hạnh con cái họ phải chịu. Nhiều năm sau nữa, tuổi thơ lớn lên không có đủ tình yêu thương của cha mẹ, chính là mất đi một nửa tinh thần. Có những đứa trẻ bị ám ảnh quá khứ, nên sống lãnh cảm, lạnh nhạt với mọi người xung quanh. Đau khổ hơn, có những số phận chịu cảnh mẹ kế con chồng, cả đời khát khao được gọi tiếng ‘mẹ ơi’.

Ngoại tình, "ông ăn chả, bà ăn nem" vốn không còn là chuyện hiếm. Ly hôn cũng chẳng phải chuyện xa lạ gì. Chỉ mong, bố mẹ trước khi quyết định từ bỏ nhau, hãy nghĩ tới những ngày tháng yêu đương mặn nồng để trân trọng nhau hơn. Hãy nghĩ tới những đứa trẻ phải chịu khổ đau thế nào khi vắng cha, vắng mẹ để làm lại từ đầu, để dĩ hòa vi quý. Cuộc sống của chúng ta khi có gia đình, không chỉ vì bản thân mà còn hơn hết là vì những đứa con của chúng ta. Đó mới là điều đáng trân quý.

Bởi chúng ta đã làm cha, làm mẹ…

Theo Khampha.vn

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.