Ông Joe Biden tiết lộ nhiều kế hoạch quan trọng thời gian tới

(Baohatinh.vn) - Phát biểu tại thành phố quê nhà Wilmington, bang Delaware ngày 16/11, ông Joe Biden đã tiết lộ nhiều kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Mỹ dưới thời Biden - Harris.

Ông Joe Biden tiết lộ nhiều kế hoạch quan trọng thời gian tới

Tổng thống đắc cử Biden phát biểu tại Wilmington, bang Delaware, hôm 16/11. (Ảnh: AFP)

Mặc dù kết quả chính thức của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 vẫn chưa được công bố, nhưng ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được các hãng truyền thông uy tín dự đoán sẽ giành chiến thắng và đã được nhiều lãnh đạo thế giới gửi lời chúc mừng, gọi ông bằng danh xưng mới là “Tổng thống đắc cử của Mỹ”, trong khi ông Trump cáo buộc có “gian lận bầu cử” và từ chối nhượng bộ.

Phát biểu tại thành phố Wilmington, bang Delaware ngày 16/11, ông Joe Biden đã tiết lộ về những kế hoạch kinh tế của chính quyền Mỹ dưới thời Biden - Harris, bày tỏ rõ tham vọng của mình liên quan đến chính sách thuế, cơ cấu tiền lương và các gói cứu trợ.

Giới thiệu về kế hoạch kinh tế sắp tới, ông Joe Biden nhắc lại khẩu hiệu tranh cử “Build Back Better” (Xây dựng lại tốt đẹp hơn) của mình đồng thời cam kết sẽ đối phó với đại dịch Covid-19 đang tàn phá nghiêm trọng nước Mỹ.

“Một khi chúng tôi ngăn chặn được loại virus đó và đưa ra những gói cứu trợ kinh tế cho người lao động và doanh nghiệp, là khi chúng tôi có thể bắt đầu xây dựng lại tốt đẹp hơn trước đây”, ông Biden nói.

Việc làm, tiền lương và thuế

Trong bài phát biểu của mình, ông Biden cam kết kế hoạch kinh tế mới sẽ giúp tạo ra 3 triệu việc làm được trả lương thỏa đáng, cùng với đó sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 15 USD/giờ.

“Khi chúng tôi xây dựng lại tốt đẹp hơn, chúng tôi sẽ làm như vậy. Với mức lương cao hơn, bao gồm mức lương tối thiểu 15 USD/giờ trên toàn quốc. Nhiều lợi ích tốt hơn, quyền thương lượng tập thể mạnh mẽ hơn… sẽ giúp các bạn có thể nuôi sống gia đình”, ông Biden khẳng định.

Tổng thống đắc cử Mỹ cũng gợi ý rằng sẽ tạo ra một cơ cấu thuế công bằng. Ông lưu ý, kế hoạch kinh tế mới sẽ không nhằm chống lại hoạt động kinh doanh, mà thay vào đó, những người giàu có, cùng với các công ty lớn, sẽ phải trả thuế một cách công bằng.

Ông Biden cũng cam kết rằng sẽ không có một hợp đồng của chính phủ nào được ký kết đối với các công ty không sản xuất hàng hóa trên đất Mỹ.

“Sẽ không có hợp đồng chính phủ nào được trao cho các công ty không sản xuất sản phẩm của họ tại Mỹ”, ông nói.

Gói cứu trợ Covid-19

Trong bài phát biểu của mình, ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng gói cứu trợ Covid-19 “ngay bây giờ”.

Tổng thống đắc cử Mỹ cũng thúc giục Tổng thống đương nhiệm Donald Trump bắt đầu điều phối các kế hoạch tiêm chủng ngừa Covid-19 trên toàn quốc, cảnh báo rằng nhiều người có thể chết “nếu chúng ta không hợp tác”.

“Thêm nhiều người có thể chết nếu chúng tôi không phối hợp. Làm thế nào để hơn 300 triệu người Mỹ được tiêm chủng? Đó là việc vô cùng quan trọng cần phải làm. Nếu phải đợi đến ngày nhậm chức 20/1 để bắt đầu lập kế hoạch đó, chúng tôi có thể bị chậm kế hoạch hơn một tháng rưỡi. Vì vậy, điều quan trọng là kế hoạch phải được thực hiện, cần có sự phối hợp ngay bây giờ”, ông Biden nói.

Chính sách thương mại

Trong khi né tránh trả lời liệu Washington có nên tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand – hay không, Tổng thống đắc cử Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải “phù hợp với các nền dân chủ khác” trong việc thiết lập các quy tắc cho thương mại thế giới.

Hiệp định RCEP đã được ký kết hôm 15/11, giúp hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với GDP chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD, chiếm 47,5% dân số thế giới. RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và tác động vượt ra khỏi tầm khu vực. RCEP sẽ tạo ra một không gian phát triển mới cho các nước thành viên ASEAN để có thể phục hồi trong thời gian tới.

(Theo Sputnik)

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.