Peru ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô

Chính phủ Peru ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Lima và ba thành phố lớn để ứng phó các vụ biểu tình đòi Tổng thống từ chức.

Sắc lệnh áp tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Lima cùng ba thành phố Cusco, Puno và Callao của Peru có hiệu lực trong 30 ngày tính từ 15/1. Sắc lệnh được công bố trên báo nhà nước El Peruano vào đêm 14/1.

Ngoài bốn thành phố lớn, tình trạng khẩn cấp cũng được ban bố trên địa bàn ba tỉnh Andahuaylas, Tambopata và Tahuamanu. Quân đội cũng thực thi chế độ kiểm soát đặc biệt ở quận Torata thuộc tỉnh Mariscal Nieto và một số tuyến cao tốc cùng tuyến đường quan trọng .

Sắc lệnh cho phép quân đội can thiệp vào các cuộc biểu tình để vãn hồi trật tự, đồng thời tạm đình chỉ một số quyền hiến định của người dân như tự do đi lại và hội họp.

Cảnh sát và quân đội có quyền khám xét nhà riêng của người dân trong giai đoạn này, cũng như được sử dụng vũ lực để đảm bảo trật tự. Riêng tại thành phố Puno, người dân phải tuân thủ lệnh giới nghiêm ban đêm trong 10 ngày, bắt đầu từ 15/1.

Peru ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô

Cảnh sát bắn hơi cay ngăn bạo loạn ở Cusco, Peru, hôm 11/1. Ảnh: AFP.

Sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Dina Boluarte cùng Thủ tướng Albertio Otarola và các lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp Peru.

Chính phủ Peru ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Boluarte leo thang nghiêm trọng. Ít nhất 42 người chết trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh trong một tháng qua.

Trước sức ép của làn sóng biểu tình, một số thành viên nội các của bà Boluarte đã từ chức vào ngày 13/1, trong đó có lãnh đạo Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Bộ Phụ nữ Peru. Tổng thống Boluarte sau đó bổ nhiệm tướng cảnh sát về hưu Vicente Romero làm tân Bộ trưởng Nội vụ.

Làn sóng biểu tình bùng phát từ tháng 12/2022, sau khi quốc hội Peru phế truất tổng thống Pedro Castillo. Bà Boluarte, khi đó giữ chức phó tổng thống, đã lập tức trở thành tổng thống tạm quyền. Làn sóng biểu tình ủng hộ ông Castillo nhanh chóng leo thang thành bạo loạn chống chính phủ.

Văn phòng Tổng công tố Peru cho biết ít nhất 355 dân thường và 176 cảnh sát bị thương trong các vụ bạo loạn hơn một tháng qua. Ít nhất 329 người bị bắt liên quan đến biểu tình chống chính phủ.

Tổng thống Boluarte đêm 13/1 xuất hiện trên truyền hình quốc gia với thông điệp kêu gọi hòa bình. Bà thay mặt chính phủ xin lỗi về những trường hợp tử vong trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, nhưng tuyên bố sẽ không từ chức.

Theo VNE

Đọc thêm

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm.
Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Thành viên cấp cao của Hamas nêu rõ: “Hamas đã nhất trí phóng thích 34 tù nhân Israel trong danh sách do phía Israel đưa ra như một phần của giai đoạn đầu tiên thuộc thỏa thuận trao đổi tù nhân”.
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp.
Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 3/1, Bộ Hàng không Dân dụng Ai Cập cho biết một máy bay chở khách của hãng hàng không Nga Ural Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh, sau khi có báo cáo về sự cố kỹ thuật ở động cơ.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo hãng tin Yonhap, ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm. 
4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

4 dấu hỏi với kinh tế thế giới năm 2025

Năm 2025 liệu có là một năm biến động của nền kinh tế toàn cầu. Dù được dự báo vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với một số rủi ro.