Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp giải quyết tình hình trong nước

Thông báo người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka cho biết: "Vì Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã rời đất nước, tình trạng khẩn cấp được ban bố nhằm giải quyết tình hình trong nước."

Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp giải quyết tình hình trong nước

Người biểu tình xông vào Phủ Tổng thống ở thủ đô Colombo ngày 9/7/2022, yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức vì đã để đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Sri Lanka, ông Ranil Wickremesinghe, người đang giữ quyền tổng thống ngày 13/7 đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Thông báo người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka cho biết: “Vì Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã rời đất nước, tình trạng khẩn cấp được ban bố nhằm giải quyết tình hình trong nước.”

Cùng ngày, người biểu tình đã tràn vào Văn phòng Thủ tướng yêu cầu ông Ranil Wickremesinghe từ chức.

Trước đó, ông Wickremesinghe cũng thông báo sẵn sàng từ chức nhằm mở đường cho một chính phủ đoàn kết dân tộc.

Theo không quân Sri Lanka, hiện Tổng thống Rajapaksa đã tới Maldives.

Một số nguồn tin cho biết các thành viên chủ chốt của đảng Nhân dân Sri Lanka (SLPP) cầm quyền đã nhóm họp tối 12/7 và “nhất trí cao” rằng ông Wickremesinghe sẽ thay thế Tổng thống Rajapaksa sau khi ông này từ chức.

Tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena cho biết hiện vẫn chưa nhận được đơn từ chức của Tổng thống Rajapaksa.

Theo kế hoạch, Quốc hội Sri Lanka sẽ bầu tổng thống mới vào ngày 20/7.

Tình trạng hỗn loạn chính trị hiện nay có thể làm phức tạp hơn nữa nỗ lực nhằm giúp quốc gia Nam Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng khiến Sri Lanka không thể nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, thực phẩm và dược phẩm./.

Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.