(Baohatinh.vn) - Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị, đối với dự toán năm 2024 cần bám sát định mức của thời kỳ ổn định ngân sách để phân bổ hợp lý.
Sáng 24/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh về tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh tham dự.
Đại biểu tham gia cuộc làm việc.
Tại cuộc làm việc, đại biểu đã nghe các báo cáo: Tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, phương án dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024; tờ trình, dự thảo nghị quyết về: Quy định mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024; phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách địa phương năm 2022.
Thảo luận tại cuộc làm việc, các đại biểu cơ bản đồng tình với các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.
Đại biểu đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề về giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các địa phương; tình hình dư nợ của tỉnh; nguồn thu của một số lĩnh vực, doanh nghiệp có dự toán thu ngân sách lớn; vấn đề phân cấp cho các địa phương trong việc thu thuế đối với doanh nghiệp đóng trên địa bàn...
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga phát biểu.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga đánh giá cao công tác chuẩn bị của các đơn vị. Đồng thời, đề nghị quan tâm một số nội dung liên quan đến: báo cáo kết quả thực hiện dự toán 2023, làm rõ công tác hoàn thuế GTGT, thu kết dư ngân sách...
Đối với dự toán năm 2024, đề nghị bám sát định mức của thời kỳ ổn định ngân sách để phân bổ, trong đó quan tâm đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, hoạt động của các hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội...
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đoàn công tác Trung ương tham dự buổi lễ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến và được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến 69 điểm cầu xã, phường.
Các xã, phường mới ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mô hình quản lý mới.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành toàn bộ công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cấp tỉnh, cấp xã; bố trí đầy đủ trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc…
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, đạo đức công vụ đang giúp chuyển hóa một chính quyền đúng chức năng thành một chính quyền hợp lòng dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương phải tập trung rà soát từng nhiệm vụ, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể trong liên thông, đồng bộ hạ tầng thông tin cho việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau 1 buổi làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảng hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết, thông qua 11 nghị quyết quan trọng trên 3 lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư ngoài ngân sách, nông nghiệp tài nguyên môi trường.
Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, song các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc theo chương trình Kỳ họp thứ 9 đề ra.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê, Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong quá trình xây dựng NTM.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương thống nhất hoàn thiện quan điểm về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất.
Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cập nhật 1.431 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để sẵn sàng cho việc đóng Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 1/7.
Hệ thống hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh sau sáp nhập đang được hoàn thiện, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp từ tháng 7/2025.
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.
Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển quê hương núi Hồng sông La.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, hoàn thiện các nhóm nhiệm vụ về hạ tầng thông tin và giải quyết thủ tục hành chính để vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương về việc xem xét, quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc, hưởng chế độ theo Nghị định 178.
Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,45% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Điểm nổi bật của luật là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.
Những kết quả đạt được của huyện NTM nâng cao Đức Thọ (Hà Tĩnh) là tiền đề, động lực để các đơn vị hành chính cấp xã mới đưa chương trình ngày càng đi vào chiều sâu.