Phân hạng GPLX do Bộ Công an đề xuất có gì mới?

Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT, Bộ Công an đề xuất chia 11 hạng GPLX khác nhau, trong đó có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

Phân hạng GPLX do Bộ Công an đề xuất có gì mới?

Bộ Công an đề xuất phân 11 hạng GPLX trong dự thảo Luật đảm bảo ATGT - Ảnh minh họa

Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ vừa trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất rất nhiều quy định mới về giấy phép lái xe (GPLX). Theo đó, Bộ Công an chia GPLX thành 11 hạng khác nhau thay vì 15 hạng như hiện nay, gồm các hạng A1, A2, A3, B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE.

Theo đó, hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 đến 175 cm3. Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ trên 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1. Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.

Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên trở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc không vượt quá 750 kg.

Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B.

Hiện nay, Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đang quy định có 15 hạng GPLX bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1 số tự động, B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, B2, C, D, E, F, FB2, FC, FD, FE.

Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ (kể cả chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 có gắn kèm rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C.

Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ (kể cả chỗ ngồi của lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C, D1.

Hạng BE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B khi kéo rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc trên 750 kg.

Hạng CE cấp cho người lái xe để để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng C khi kéo rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ móoc.

Hạng D1E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D1 khi kéo rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc trên 750 kg.

Hạng DE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô theo quy định cho GPLX hạng D khi kéo rơ móoc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ móoc trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

Điểm đáng chú ý, tại Khoản 4 Điều này cũng quy định người khuyết tật điều khiển phương tiện tham gia giao thông được cấp GPLX phù hợp với loại xe và tình trạng khuyết tật.

Trao đổi với Báo Giao thông , một chuyên gia giao thông cho rằng, từ năm 2015 Việt Nam đã tham gia Công ước Viên. Điều kiện tham gia là trong 5 năm Việt Nam phải điều chỉnh hạng GPLX phù hợp với hạng quy định tại Công ước.

“Cách phân hạng GPLX trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT về các hạng và phân hạng GPLX, loại xe sử dụng không đúng theo điều khoản Công ước mà Việt Nam đã cam kết. Điều này dẫn đến GPLX của Việt Nam sẽ không được các nước tham gia Công ước công nhận. Người Việt sử dụng GPLX tại các nước thành viên của Công ước cũng sẽ không được công nhận”, vị chuyên gia này cho biết.

Một điểm đáng chú ý khác, cũng tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT vừa được trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất rút thời hạn cấp GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay đang được Bộ GTVT quy định.

Cụ thể: Tại Khoản 9 Điều 46 dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ về thời hạn GPLX quy định: GPLX các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. GPLX hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Trao đổi với Báo Giao thông về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, hiện nay GPLX các hạng B1 và B2 có thời hạn là 10 năm, các hạng GPLX ô tô khác có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, các hạng khác số lượng không nhiều mà chủ yếu là lái xe hạng B1 và B2.

“Đối với người còn trẻ, sức khỏe ổn định mà rút thời hạn xuống 5 năm sẽ gây lãng phí, tốn kém, không cần thiết cho người dân. Thời hạn GPLX hạng B giữ nguyên như hiện nay là hợp lý”, ông Quyền nói.

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, Bộ GTVT cũng đã đề xuất giữ nguyên thời hạn GPLX như hiện nay.

Theo Baogiaothong

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.