Tổng cục Vũ khí của Pháp vừa thông báo một hợp đồng rất quan trọng cho phép các tập đoàn Naval Groupe và TechnicAtome tham gia chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 3, những thiết bị phục vụ chính sách răn đe hạt nhân của Pháp.
Tàu ngầm hạt nhân Suffren tại lễ hạ thủy ở căn cứ hải quân ở Cherbourg, Pháp, ngày 12/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 19/2, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã đến Val-de-Reuil, thuộc vùng Normandie để chính thức khởi động các nghiên cứu thiết kế chung cho thế hệ thứ 3 của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.
Khoản đầu tư của hợp đồng này không được tiết lộ, nhưng Bộ Quốc phòng cho biết các biện pháp răn đe hạt nhân chiếm khoảng 12,5% tổng ngân sách dành cho khí tài quân sự của Pháp. Hiện nay, 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đang phục vụ trong Hải quân Pháp, thuộc lớp “Le Triomphant” được thiết kế từ những năm 1980 và là thế hệ thứ 2, đi vào hoạt động trong khoảng thời gian 1997-2000.
Mục tiêu của Bộ Quốc phòng Pháp là thay thế hoàn toàn các tàu lớp “Le Triomphant” nói trên vào năm 2035. Thế hệ tàu ngầm thứ 3 này sẽ được thiết kế để phù hợp với các khí tài hiện có, gồm 16 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân loại M51, được cho là có sức công phá tương đương 1.000 quả bom được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản). Loại tên lửa này đã được trang bị trên một tàu ngầm hạt nhân của Pháp từ năm 2018 và mới chỉ được bắn thử lần đầu tiên vào năm 2020.
Bên cạnh đó, thế hệ tàu ngầm mới sẽ được tăng cường khả năng tàng hình, đặc biệt bằng cách tích hợp một nhà máy tái xử lý khí trên tàu nhằm mục đích không phát thải khí. Việc phát triển các cảm biến siêu âm cũng được chú trọng.
Thế hệ tầu ngầm hạt nhân thứ 3 này được thiết kế để phục vụ Hải quân Pháp cho đến năm 2090. Các nhà thầu Naval Group và TechnicAtome hiện kêu gọi sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, cho khoảng 3.000 vị trí việc làm.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng, Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh.
Cùng với tập trung giải quyết hồ sơ, các bộ phận một cửa của ngành Công an Hà Tĩnh cũng làm rõ những băn khoăn của công dân về giấy tờ tuỳ thân khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, 5 ban chỉ huy bộ đội biên phòng 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và thành phố Huế chính thức trực thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng trong bối cảnh mới.
Việc lựa chọn nhân sự công an cấp xã sau sáp nhập tại Hà Tĩnh tuân thủ nguyên tắc dân chủ, khách quan; đảm bảo phẩm chất, trình độ, năng lực để xứng đáng "chọn mặt gửi vàng".
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn chăm lo rèn luyện, giáo dục cả về chính trị, quân sự, nghiệp vụ, đạo đức để xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới ngày càng vững mạnh.
Không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và nhân văn trên mọi lĩnh vực, Ban Phụ nữ Công an tỉnh Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm tin tưởng, với cấp bậc hàm mới, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thao cùng đơn vị sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và ngành giao phó, xây dựng lực lượng Công an Hà Tĩnh ngày càng tinh nhuệ, chính quy, hiện đại.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tri ân và trao thưởng 27 tập thể, cá nhân có đóng góp trong công tác tuyên truyền.
Những người lính ở Đồn Biên phòng Bản Giàng (BĐBP Hà Tĩnh) đang ngày đêm bảo vệ vững chắc tuyến biên giới Hương Khê, góp phần ổn định vùng phên dậu dưới chân núi Giăng Màn.
Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên truyền có hiệu quả các mặt công tác về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương.
Binh nhất Trần Quốc Bảo, chiến sĩ hỏa lực thuộc Trung đoàn 841, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh là tấm gương sáng về lối sống thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, dành phụ cấp gửi về phụ giúp gia đình và hỗ trợ em trai học đại học.
Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị đưa lực lượng quân đội chính quy về ban chỉ huy quân sự cấp xã để làm chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng. Đại tướng Phan Văn Giang đã lý giải rõ hơn về việc này.
Khắc ghi lời Bác dạy, Đại úy Lê Văn Công (phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Hà Tĩnh) luôn tiên phong trong các chuyên án đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ bình yên cho Nhân dân.
Trưa ngày 6/6, Đoàn tàu chở cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 5, Bộ Quốc Phòng, tham gia làm nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (nhiệm vụ A80) đã tới ga Hà Nội.
Tham gia lễ diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cá nhân cũng là trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đối với đất nước.
Liên quan Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chính phủ đề xuất bỏ một số chức danh Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện...
Qua đợt cao điểm này, các thông tin kết hôn, ly hôn, tình trạng độc thân sẽ được cập nhật chính xác, kịp thời và đồng bộ trên hệ thống thông tin quốc gia.
Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (D19) thuộc BĐBP Hà Tĩnh là đơn vị huấn luyện uy tín, “nôi” đào tạo, bồi dưỡng lính quân hàm xanh để phục vụ sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới.
Các đơn vị thuộc BĐBP Hà Tĩnh và Bộ CHQS tỉnh Khăm Muồn thống nhất tập trung cho công tác quản lý bảo vệ biên giới; không để phát sinh các vấn đề phức tạp trên biên giới 2 bên.
Phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng "Đơn vị dân vận tốt" đã góp phần tăng cường mối đoàn kết gắn bó giữa chiến sĩ lực lượng vũ trang Hà Tĩnh với Nhân dân địa phương.