1. Uống rượu, mất bao lâu để hết nồng độ cồn?
Hiện nay, không có một quy định hay một con số chính xác để biết mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi cảnh sát giao thông đang kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc đo qua ống thở. Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bác sĩ kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc lấy mẫu máu để xét nghiệm.
Nhiều chuyên gia về y tế hiện nay cũng khẳng định, không có con số chính xác để xác định mất bao lâu để hết nồng độ cồn bởi việc xác định nồng độ cồn còn phải dựa vào đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân cũng như tốc độ đào thải của gan mỗi người và lượng rượu, bia mỗi người nạp vào người.
Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trên trang Sức khoẻ và Đời sống, với người bình thường, thông thường gan sẽ chuyển hoá hết một đơn vị cồn tương đương với một lon bia 330ml nồng độ 5% trong thời gian 01 giờ và để hết hoàn toàn thì có thể mất thêm từ 01 - 02 giờ nữa. Với người có chức năng gan yếu hơn thì có thể quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Đồng thời, bà Trang cũng cho hay: Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 05 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 04 giờ mới có thể lái được xe
Như vậy, hiện chưa có con số chính xác để xác định việc hết nồng độ cồn sau khi uống bao lâu. Do đó, khi đã uống rượu bia thì người tham gia giao thông không tự mình điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp…
2. Có được dùng mẹo mất nồng độ cồn sau khi uống rượu bia để né phạt không?
Bên cạnh thắc mắc mất bao lâu để hết nồng độ cồn , nhiều tài xế cũng tìm hiểu các cách để xoá nồng độ cồn trong hơi thở khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra.
Hiện có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giúp cánh tài xế xoá nồng độ cồn sau khi uống rượu bia, tránh bị phạt nặng như: Đánh răng, ăn kẹo cao su, ăn nhiều thức ăn khác, dùng các loại thức ăn có mùi nặng để “át” đi mùi cồn như mắm tôm…
Tuy nhiên, những cách này đều không phải cách đúng để làm mấy nồng độ cồn sau khi uống rượu bởi cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa vào hơi thở được lấy từ trong phổi mà không phải ở trong vòm họng hay trong miệng. Do đó, phần lớn các biện pháp nêu trên đều không thể áp dụng được.
Một số cách an toàn nhất, đồng thời để không bị phạt sau khi uống rượu bia, đó là: Nếu có người đi cùng không uống rượu bia thì nhờ người đó chở về; gọi taxi, xe ôm hoặc các dịch vụ gọi xe khác. Người uống rượu, bia nên ngủ một giấc để giảm nồng độ cồn trong máu. Đặc biệt, để hạn chế rủi ro trong khi di chuyển, tốt nhất đã uống rượu bia thì không nên lái xe.
Mất bao lâu để hết nồng độ cồn? Làm sao để hết? (Ảnh minh hoạ)
3. Uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có quy định:
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
Do đó, khi đã có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, lái xe đều bị cấm điều khiển xe máy, ô tô hoặc xe đạp. Nếu vi phạm, lái xe có thể bị xử lý như sau:
3.1 Bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP , khi tài xế uống rượu bia nhưng vẫn tham gia giao thông sẽ bị phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn với mức phạt tiền cao nhất là 40 triệu đồng.
Cụ thể:
3.2 Chịu trách nhiệm hình sự
Nếu việc uống rượu lái xe gây ra tai nạn giao thông, tái xế có thể đối mặt với mức hình phạt tù cao nhất đến 15 năm tù về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 .
Lưu ý: Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015 , khi đã dùng rượu bia khiến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình mà vẫn lái xe thì người vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
3.3 Bồi thường thiệt hại
Song song với việc chấp hành xử phạt của pháp luật, người uống rượu lái xe còn có thể phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm pháp luật của mình (uống rượu lái xe) gây ra thiệt hại cho người khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành .
Theo đó, các thiệt hại mà người vi phạm có thể phải bồi thường gồm: Thiệt hại về tài sản; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác; thiệt hại về tinh thần. Tuỳ vào mức độ thiệt hại, các bên có thể thoả thuận mức bồi thường hoặc sẽ yêu cầu Toà án ấn định mức bồi thường cố định.
Riêng mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm sức khoẻ là không quá 50 lần mức lương cơ sở. Theo đó, từ nay đến hết 30/6/2023, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần là 74,5 triệu đồng và từ 01/7/2023 trở đi là 90,0 triệu đồng.