Phiến quân Syria chấp nhận thất bại, lũ lượt rút khỏi Đông Ghouta

Hôm 22/3, phiến quân Syria đã rút lui hàng loạt bằng xe bus khỏi thị trấn Đông Ghouta và trao lại khu vực này cho quân đội chính phủ Syria.

Đây là cuộc đầu hàng đầu tiên kể từ khi một trong các chiến dịch dữ dội nhất của cuộc nội chiến Syria bùng phát cách đây hơn một tháng.

phien quan syria chap nhan that bai lu luot rut khoi dong ghouta

Phiến quân Syria. Ảnh: Reuters.

Quyết định của nhóm Ahrar al-Sham chấp nhận các điều khoản của quân đội Syria và từ bỏ thị trấn Harasta đã đặt chính phủ nước này vào tiến trình đi tới thắng lợi lớn nhất của họ trước lực lượng phiến quân kể từ trận chiến Aleppo vào năm 2016.

Trong khi đó, ở một khu vực khác, nhóm phiến quân kiểm soát tại đó, Failaq al-Rahman, cho hay họ đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn, để tạo điều kiện cho “phiên đàm phán cuối cùng” diễn ra.

Cả gia đình phiến quân cùng rút lui khỏi Đông Ghouta.

Đêm 22/3 (giờ địa phương), khoảng 30 xe bus chở các chiến binh nổi dậy và gia đình họ đã rời khỏi Harasta. Truyền thông nhà nước Syria cho biết, các xe bus này chở 1.580 người, bao gồm 413 phiến quân được trao hành lang an toàn để di chuyển tới miền tây bắc Syria.

Một đơn vị truyền thông quân sự của nhóm du kích Hezbollah cho biết, 1.500 chiến binh và 6.000 thành viên gia đình của họ đã nhất trí rời khỏi Đông Ghouta.

Trên truyền hình nhà nước, một sĩ quan quân đội tuyên bố rằng những phiến quân nào chưa đạt được các thỏa thuận tương tự để sơ tán khỏi các thị trấn khác ở Đông Ghouta sẽ phải đầu hàng hoặc chết.

Ông này nói: “Thần chết đang đợi các anh nếu các anh không hạ vũ khí”.

Cuộc tấn công của quân đội Syria nhằm vào Đông Ghouta là một trong các chiến dịch máu lửa nhất trong cuộc chiến Syria, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng do không kích, rocket và đạn pháo.

Truyền hình cho thấy, trước khi lên xe bus ra khỏi Harasta, một nhóm nhỏ phiến quân đã quỳ gối cầu nguyện theo kiểu Hồi giáo.

Một nguồn tin quân sự cho biết, khoảng 18.000-20.000 người dự kiến sẽ vẫn ở lại Harasta dưới sự quản lý của chính phủ.

Chiến thuật hiệu quả

Trong chiến dịch Đông Ghouta, lực lượng Syria và Nga áp dụng các chiến thuật thành công ở các khu vực khác của đất nước kể từ khi Moscow can dự vào cuộc chiến này năm 2015. Chiến thuật này như sau: Bao vây, oanh tạc, tấn công trên bộ, rồi tạo hành lang an toàn cho các phiến quân chấp nhận rút lui cùng gia đình.

Truyền hình nhà nước cho hay, hơn 6.000 người đã chạy khỏi Douma kể từ ngày 21/3, đi vào lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.

Phát ngôn viên Wael Alwan của nhóm Failaq al-Rahman cho biết, họ đã liên lạc với Liên Hợp Quốc để trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn với quân Nga “nhằm đàm phán với phía Nga về việc tìm một giải pháp bảo đảm sự an toàn của dân thường, tránh các đau khổ cho họ”.

Truyền thông nhà nước cũng cho biết, các phiến quân đã bắn rocket từ Đông Ghouta vào Damascus vào hôm 22/3, làm 2 người chết.

Trước đó, vào hôm 18/3 Tổng thống Syria Assad đã tự lái xe ô tô đi vào khu vực chiến trường mà quân đội Syria mới giành lại được ở Đông Ghouta. Hành động này được cho là để chứng minh vị thế chắc chắn của ông Assad trong cuộc chiến Syria kể từ khi Nga sử dụng không quân để hỗ trợ cho Tổng thống Assad vào nưam 2015.

Thỏa thuận về việc trao lại Harasta bắt đầu vào ngày 22/3 bằng một cuộc trao đổi tù binh.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một binh sĩ Syria được phóng thích đã rơi lệ và cảm ơn Đức Allah và quân đội Syria về việc anh được thả tự do.

Theo VOV.VN/Reuters

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.