Vì sao đôi khi giận dữ cũng tốt?

Các nghiên cứu nhận ra, sự tức giận không được giải quyết có thể gây ra các triệu chứng thể chất như tiêu hóa, đau đầu, đau dạ dày, mất ngủ và huyết áp cao.

Điều gì xảy ra khi bạn nổi cơn thịnh nộ?

Khi tức giận, cơ thể bạn sản xuất nhiều adrenaline (còn được gọi là epinephrine), một loại hormone gây căng thẳng do tuyến thượng thận tạo ra, khiến nhịp tim của bạn tăng lên, huyết áp tăng lên và đường dẫn khí trong phổi mở ra nhiều hơn.

Trong thời điểm bạn thịnh nộ, hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động, giúp tăng cường ngay lập tức sự tỉnh táo, nhịp tim và khiến máu được bơm ra.

Theo các nghiên cứu, adrenaline chúng ta cảm thấy từ sự tức giận là một phản ứng căng thẳng trong não bộ. Bộ não phản ứng với sự tức giận giống như cách nó phản ứng với nỗi sợ hãi hoặc nguy hiểm. Hệ thống thần kinh giao cảm tiếp quản và gửi tín hiệu tức giận từ não đến phần còn lại của cơ thể. Trong thời điểm này, điều duy nhất cơ thể bạn tập trung vào là sự sống còn.

Đây là nguyên nhân khiến adrenaline bơm qua máu của bạn, làm bạn sôi sục, muốn làm một việc gì đó ngay tức khắc. Nói cách khác, sự tức giận sẽ kích hoạt và thúc đẩy chúng ta chống trả và hành động nhanh chóng và mạnh mẽ để bảo vệ chính mình.

Vì sao đôi khi giận dữ cũng tốt?

Ảnh minh họa: Verywell Mind

Vì sao thịnh nộ đôi khi cũng tốt?

Tức giận giúp bạn sớm nguôi giận

Khi tức giận, bạn đau đớn về thể chất và tinh thần, điều này thúc đẩy mạnh mẽ bạn làm điều gì đó để giải quyết nó. Như vậy, sự tức giận giúp bạn đối phó với căng thẳng bằng cách giải tỏa trong cơ thể trước tiên và làm dịu thần kinh của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn có thể có phản ứng tức giận lúc ban đầu và sau đó cảm thấy bình tĩnh lại. Thực tế cho thấy, những cá nhân thể hiện tức giận của họ một cách thích hợp sẽ biết cách nắm bắt số phận của họ hơn những người kìm nén sự tức giận.

Giận dữ giúp tiếp thêm năng lượng và thúc đẩy giải quyết vấn đề

Từ góc độ sinh tồn, chúng ta tự bảo vệ mình bằng cách giận dữ và khiến người khác sợ hãi. Sự tức giận bảo vệ bạn khi ai đó muốn làm tổn thương, giúp bạn có thêm sức mạnh.

Trong cuộc sống hàng ngày, sự tức giận đóng vai trò là động lực tích cực để thúc đẩy bạn bảo vệ chính mình và tìm ra giải pháp sáng tạo cho những thách thức gặp phải. Khi bạn thấy mọi thứ không ổn, bạn tức giận. Điều này sẽ thúc đẩy chính bạn làm điều gì đó để tìm giải pháp cho vấn đề của mình.

Tức giận thúc đẩy bạn theo đuổi các mục tiêu và phần thưởng, chống lại bất công, giúp bạn bảo vệ các giá trị và niềm tin của chính mình.

Tức giận mang đến sự lạc quan

Sự tức giận có thể khuyến khích bạn tập trung vào những gì mình hy vọng đạt được thay vì chỉ tập trung vào nỗi đau, sự xúc phạm. Đáng nói hơn là khi đó chúng ta hướng đến những gì có thể đạt được, không phải là những gì không thể. Khi tức giận, chúng ta thường cảm thấy tích cực về khả năng thay đổi tình thế, cho phép chúng ta hành động và chuyển từ vị trí bị động sang chủ động.

Tức giận giúp bạn được hiểu và có cơ hội hợp tác

Trong trường hợp sự tức giận là chính đáng và bạn phản ứng phù hợp, những vấn đề sẵn có sẽ được sửa chữa, dẫn đến sự thấu hiểu. Sự tức giận khiến bạn yêu cầu đối phương phải tôn trọng, lắng nghe mình, truyền đạt tới đối phương thông điệp “Tôi không thích tình huống này, tôi cần sự hợp tác để tìm ra giải pháp tốt hơn”.

Trong một số trường hợp, sự tức giận đóng vai trò như một công cụ đàm phán được sử dụng để thuyết phục, giúp bạn đạt được thỏa thuận hoặc cải thiện vị thế đàm phán.

Làm gì để kiểm soát thịnh nộ?

Mitch Abrams, trợ lý giáo sư lâm sàng tại khoa tâm thần học tại Đại học Rutgers (bang New Jersey, Mỹ) nói rằng bạn nên phát triển mối quan hệ mật thiết với sự tức giận của mình: “Quá nhiều người sợ hãi hoặc xấu hổ về sự tức giận của chính mình nên không tự tin để xử lý nó”.

Gloria Petruzzelli, Ph.D., nhà tâm lý học thể thao và lâm sàng của Mỹ nói: “Nếu chúng ta không thể xử lý những gì đang gây ra cơn thịnh nộ, nó sẽ trở nên trầm trọng hơn”.

Hoạt động thể chất, ví dụ như chạy bộ, là cách hiệu quả để đối phó với những cảm xúc quá mạnh. Petruzzelli khuyên bạn nên cố gắng xác định cảm xúc dưới cơn giận “Đó có phải là căng thẳng không? Hay đó là sự mất kiểm soát?”. Sau đó, hãy tự hỏi: “Điều gì đã kích hoạt tôi?”, “Các cách để giải quyết vấn đề là gì? Tôi có thể thực hiện một số bước hiệu quả nào?”.

Chuyên gia cũng khuyên bạn nên nói chuyện với một người nào đó như bạn bè, người thân trong gia đình... Trong trường hợp bạn cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, không thể thư giãn, choáng ngợp hoặc thường xuyên giận dữ kéo dài hơn một tuần, Petruzzelli khuyên bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp hoặc hỗ trợ sức khỏe tâm thần.

Theo Self, Goodtherapy, VNE

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast