Mỹ với kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên 23 năm trước

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện tại vẫn chưa phải là đỉnh điểm so với năm 1994, khi chính quyền Clinton đã phê chuẩn kế hoạch không kích phủ đầu Triều Tiên.

Bán đảo Triều Tiên đã liên tục căng thẳng giữa thông tin Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ 6, hành động được Tổng thống Trump coi là "lằn ranh đỏ" và dã đe dọa tấn công.

Tình hình tưởng chừng căng như dây đàn đặc biệt sau vụ Mỹ nã 59 quả Tomahawk vào Syria cách đây 2 tuần cũng như tuyên bố Washington điều thêm tàu sân bay Carl Vinson tới gần Triều Tiên (thông tin sau được xác nhận là chính xác.)

Dự định tấn công

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Washington dự định sử dụng vũ lực để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đầu năm 1994, Mỹ đã từng lên kế hoạch tấn công khi có nhiều bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đang làm giàu uranium tại cơ sở ở Yongbyon đủ để chế tạo 2 quả bom hạt nhân.

Căng thẳng gia tăng khi Bình Nhưỡng từ chối cho các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kiểm tra cơ sở hạt nhân của nước này, theo điều khoản Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) Bình Nhưỡng tham gia năm 1985.

my voi ke hoach tan cong phu dau trieu tien 23 nam truoc

Mỹ từng dự định phá hủy cơ sở hạt nhân Triều Tiên bằng vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Ảnh minh họa: Không quân Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Bill Clinton lúc đó đã lên kế hoạch không kích vào cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nhằm ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân.Trong hồi ký của mình, cựu Tổng thống Clinton viết: “Tôi đã quyết tâm ngăn chặn Triều Tiên phát triển kho vũ khí hạt nhân, ngay cả khi nguy cơ chiến tranh là rất lớn”.

Bờ vực chiến tranh

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó, William Perry, đã truyền tải thông điệp của Tổng thống Clinton bằng những bình luận mạnh mẽ nhất đến giới truyền thông. Cựu tổng thống Mỹ cho biết thêm: “Để Bình Nhưỡng tin chắc rằng chúng tôi nghiêm túc, Bộ trưởng Perry tiếp tục đưa ra những phát ngôn cứng rắn, thậm chí nói rằng chúng tôi sẽ không loại trừ tấn công quân sự”.

Thực tế chính quyền Clinton lúc đó không nói suông, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Perry xác nhận chính quyền đã nghiêm túc xem xét tiến hành “không kích chính xác” vào cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên lúc đó đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khác.

Theo Global Security, để chứng minh rằng chính quyền Clinton quyết tâm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, tháng 3/1994, Mỹ và Hàn Quốc thống nhất triển khai tên lửa phòng không Patriot đến Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên.

Kế hoạch của Mỹ đã chuẩn bị một cách chi tiết và chỉ chờ lệnh khai hỏa từ Washington. Bán đảo Triều Tiên khi đó đứng bên bờ vực của một cuộc chiến thực sự và có thể kéo theo cuộc đại chiến lớn với sự tham gia của Trung Quốc, tương tự cuộc chiến khốc liệt 1950-1953.

Theo một số báo cáo giải mật, năm 1994, Trung Quốc đã lên kế hoạch hỗ trợ quân sự dành cho Triều Tiên. Khoảng 50.000-75.000 quân, thuộc 3 sư đoàn của đại quân khu Thẩm Dương, 10.000 quân dự bị khác chuẩn bị tăng cường từ đại quân khu Tế Nam, sẽ tiến vào Triều Tiên nếu Mỹ can thiệp quân sự.

Cuộc giải cứu của cựu Tổng thống Jimmy Carter

Vào thời khắc nguy hiểm nhất, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã liên lạc với Tổng thống Clinton, cho biết ông muốn tới Bình Nhưỡng nhằm cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng trên đảo Triều Tiên. Tổng thống Clinton đã do dự trước lời đề nghị của ông Carter.

Tổng thống đã trao đổi với Phó tổng thống Al Gore và các thành viên Hội đồng An ninh quốc gia về đề xuất của ông Carter, đa số các thành viên không phản đối miễn là giúp nước Mỹ đạt được mục đích.

my voi ke hoach tan cong phu dau trieu tien 23 nam truoc

Các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Đồ họa: USGS.

Trong hồi ký, ông Clinton thừa nhận, lý do ông rút lại ý định không kích Bình Nhưỡng sau khi đọc báo cáo ước tính thiệt hại kinh hoàng cho cả đôi bên, nếu chiến tranh xảy ra. Với sức mạnh quân sự áp đảo, Mỹ có thể chiến thắng nhưng có thể phải trả cái giá khủng khiếp, đặc biệt là tổn thất về con người.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm cách chỉ 50 km từ khu phi quân sự (DMZ), trong tầm của pháo binh Triều Tiên. Bên cạnh đó, chiến dịch quân sự có thể dẫn đến việc Trung Quốc can thiệp, kéo theo cuộc chiến vượt ngoài tầm kiểm soát.

Chuyến công du của cựu ông Carter đã góp phần giải tỏa áp lực cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Tháng 10/1994, Mỹ, Triều Tiên và Trung Quốc nhất trí ký Thỏa thuận Khung chuyển đổi chương trình hạt nhân của Triều Tiên để phục vụ cho mục đích hòa bình.

Theo thỏa thuận, lò phản ứng nước nặng của Triều Tiên sẽ được thay thế bằng lò phản ứng nước nhẹ, Mỹ cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Triều Tiên. IAEA được phép kiểm tra đột xuất và thường xuyên các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, việc thực hiện Thỏa thuận Khung diễn ra khó khăn ngay từ bước đầu, cho đến khi Triều Tiên đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2003 và đẩy nhanh chương trình chế tạo bom hạt nhân. Từ năm 2006-2016, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân.

Theo Zing

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.