Mỹ lại cuống cuồng vì tên lửa Nga

Mỹ tố cáo Nga vi phạm INF, đe dọa các nước đồng minh châu Âu, châu Á, thậm chí cả Trung Quốc để nhử chiêu đánh hội đồng Nga.

Mỹ dọa đồng minh

Trang National Interest của Mỹ vừa có bài viết “Tại sao Mỹ phải ngăn chặn Nga vi phạm INF.

INF tên đầy đủ là Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung mà Liên Xô và Mỹ đã ký kết vào năm 1987 nhằm loại bỏ những tên lửa tầm trung và tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Giới phân tích Mỹ cho rằng hiệp ước vốn tồn tại trong suốt 30 năm qua đang có nguy cơ bị đổ vỡ. Nga đã vi phạm hiệp ước khi thử nghiệm và triển khai một tên lửa hành trình tầm trung đất đối không. Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama lúc đó đã tìm cách đưa Nga quay trở lại thỏa thuận song thất bại.

my lai cuong cuong vi ten lua nga

Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Reagan ký INF tại Nhà Trắng, Washington vào ngày 8/12/1987

Việc bảo toàn hiệp ước vẫn là vì lợi ích của Mỹ và các đồng minh ở châu Âu và châu Á, song đây sẽ là một cuộc chiến rất khó khăn. Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn đưa Nga trở lại với thỏa thuận thì phải cần tới đòn bẩy. Đòn bẩy đó là thuyết phục được Moscow rằng cái giá phải trả về quân sự và chính trị nếu tiếp tục vi phạm hiệp ước sẽ cao hơn nhiều so với cái mà quân đội Nga hi vọng đạt được.

Trước khi đạt được INF, với việc triển khai tên lửa đạn đạo Pershing II và tên lửa hành trình đất đối không ở châu Âu để đáp trả việc Liên Xô lúc đó triển khai tên lửa đạn đạo SS-20, Mỹ đã thuyết phục được Nga chấp nhận thỏa thuận hủy bỏ các tên lửa đó.

Tới tháng 7/1991, hai bên đã tiêu hủy gần 2.700 tên lửa tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân, bao gồm các tên lửa SS-20, Pershing II và tên lửa hành trình.

Năm 2007, các quan chức cấp cao Nga bắt đầu bày tỏ quan ngại về hiệp ước, cho rằng các nước thứ ba đang bắt đầu có được các tên lửa tầm trung với số lượng đáng kể. Các nước này bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan, Iran và Israel. Tất cả các nước này có một điểm chung là đều thân với Nga hơn với Mỹ.

my lai cuong cuong vi ten lua nga

Trạm radar tại Romania thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai tại châu Âu và bị Nga lên án

Người Mỹ đặt một câu hỏi “ngây thơ” rằng không rõ tại sao với lực lượng và vũ khí hạt nhân lớn, Nga lại cần tới các tên lửa tầm trung để đối phó với các lực lượng của nước thứ ba.

Tuy nhiên, khi ban lãnh đạo Nga quan ngại thực sự về an ninh thì họ đã có cách: rút ra khỏi hiệp ước như các điều khoản của nó cho phép. Điện Kremlin đã phớt lờ các nỗ lực đưa Nga trở lại thỏa thuận của chính quyền Obama và thay vào đó lại cáo buộc Mỹ vi phạm hiệp ước.

Một số nhân vật ở Washington đề xuất Mỹ rút khỏi hiệp ước. Dường như đó không phải là hành động khôn ngoan nhất. Do quan ngại về nguồn tin và cách thức, chính quyền Mỹ đã ít công khai việc vi phạm của Nga.

Washington có thể đi tới kết cục là sẽ bị chỉ trích phá hoại hiệp ước - và việc nước này rút khỏi hiệp ước sẽ giúp Nga được tự do triển khai các tên lửa tầm trung mà không bị ngăn cản, trong khi quân đội Mỹ chưa có kế hoạch nào với các tên lửa tầm trung của riêng mình.

Hiệp ước chấm dứt đồng nghĩa với việc các đồng minh của Mỹ và các nước khác ở châu Âu và châu Á sẽ thấy mình bị đe dọa trước số lượng không hạn chế các tên lửa hành trình tầm trung của Nga. Không còn hiệp ước, Moskva có thể chọn cách bổ sung thêm bằng việc chế tạo các tên lửa đạn đạo tầm trung mới.

Theo giới phân tích Mỹ, nếu INF chấm dứt, gần như chắc chắn hai bên sẽ không thể đạt được một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới bởi rất khó giành được đủ số phiếu cần thiết ở Thượng viện Mỹ để phê chuẩn. Washington tốt hơn là nên cố gắng một lần nữa thử thuyết phục Nga quay lại thỏa ước.

Nhiều Thượng nghị sĩ Cộng hòa đề xuất Mỹ nên phát triển tên lửa tầm trung để đối chọi với tên lửa hành trình của Nga. Việc có một tên lửa đạn đạo Pershing III hoặc một tên lửa hành trình mới ở châu Âu sẽ khiến Nga phải do dự và nhắc nhở Nga về việc các tên lửa tầm trung của Mỹ từng có mặt ở châu Âu trong những năm 1980.

my lai cuong cuong vi ten lua nga

Tên lửa Pershing II của Mỹ

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu đường hướng này, chính quyền và Quốc hội Mỹ cần cân nhắc hai vấn đề. Thứ nhất, liệu ngân sách của Lầu Năm Góc, vốn đã rất căng khi phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, có gánh được một chương trình tiêu tốn hàng tỷ USD để chế tạo các tên lửa tầm trung mới hay không?

Thứ hai, nếu có thể chế tạo tên lửa, liệu tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có chấp thuận triển khai chúng không. Mặc dù NATO đã triển khai các tên lửa như thế vào năm 1983, song điều đó suýt làm tan vỡ liên minh này.

Nếu không thể triển khai được ở châu Âu (hay châu Á), các tên lửa tầm trung của Mỹ sẽ được đặt ở Fort Sill, Oklahoma và ở đó chúng sẽ chẳng khiến Moskva phải bận tâm lắm.

Lựa chọn thứ hai là lắp đặt tại châu Âu các hệ thống vũ khí thông thường không bị cấm trong Hiệp ước INF, ví dụ như triển khai máy bay ném bom B-52 hoặc B-1 định kỳ ở căn cứ Không quân Hoàng gia Anh Fairford, và dự trữ các tên lửa không đối đất ở đó cho các máy bay có thể sử dụng.

my lai cuong cuong vi ten lua nga

Mỹ lách INF bằng cách đưa các tàu khu trục trang bị tên lửa đến châu Âu

Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện của các tàu mặt nước và tàu ngầm mang tên lửa hành trình hải đối không ở Biển Bắc và các khu vực biển khác ở Bắc châu Âu. Các chuyến viếng thăm của tàu USS Florida hay USS Georgia - là các tàu ngầm Trident được cải tạo, có khả năng chở tới 154 tên lửa hành trình hải đối không - tới các cảng như Oslo và Hamburg sẽ khiến Kremlin phải chú ý.

Hải quân Mỹ thậm chí có thể cân nhắc việc đưa các tàu chiến mang tên lửa hành trình hiện đang đậu ở cảng trong nước tới một cảng châu Âu, như đã từng làm với các tàu khu trục lớp Aegis đóng ở Rota, Tây Ban Nha.

Các biện pháp này sẽ không vi phạm Hiệp ước INF và sẽ ít chi phí hơn nhiều so với việc chế tạo tên lửa tầm trung đất đối không mới. Chúng sẽ nhiều khả năng được chấp thuận về mặt chính trị hơn ở châu Âu. Hơn nữa, Mỹ có thể sẵn sàng thay đổi các bước này nếu Nga không còn vi phạm hiệp ước nữa.

Nhử chiêu đánh hội đồng?

Washington cũng nên cân nhắc tới các biện pháp ngoại giao. Việc Nga vi phạm hiệp ước là vấn đề giữa Washington và Moskva, song các tên lửa hành trình tầm trung của Nga không thể với tới nước Mỹ. Mối đe dọa trực tiếp nhằm vào các nước ở châu Âu và châu Á.

my lai cuong cuong vi ten lua nga

Tên lửa Iskander-M của Nga

Chính quyền Mỹ sẽ cố gắn kết với các đồng minh của mình trong khối NATO và ở vùng Viễn Đông, các bạn bè như Thụy Điển và Phần Lan, và các nước khác như Trung Quốc, thông báo chi tiết cho họ về sự vi phạm của Nga, và nhấn mạnh rằng họ có thể là mục tiêu của tên lửa mới của Nga.

Mục đích là “đa phương hóa” vấn đề để gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao đối với Moskva từ những nước thứ ba, những nước có lẽ cũng không muốn thấy mối đe dọa mới này đối với an ninh của mình.

Giới phân tích Mỹ hy vọng các biện pháp này sẽ buộc Nga phải tính toán lại được mất và chấm dứt việc vi phạm.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast